Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán

Ngày đăng : 25/07/2022

Phân tích kỹ thuật khi đầu tư chứng khoán là điều vô cùng cần thiết. Để có cái nhìn tổng quan về phân tích kỹ thuật, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Có thể nói rằng, phân tích kỹ thuật là phương pháp được các nhà đầu tư lựa chọn để ra quyết định đầu tư. Đây là công việc cần thiết đối với mọi nhà đầu tư chứng khoán ở mọi thời điểm. Thông qua việc phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư sẽ dự đoán thời điểm mua vào bán ra mang lại hiệu quả tốt nhất.

Trong bài viết này, Thông Tin Tài Chính sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến phân tích tài chính để các bạn cùng hiểu rõ.

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật trong Tiếng Anh là Technical analysis. Đây là phương pháp phân tích biến động cung cầu của cổ phiếu dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch.

Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật là gì?

Thông qua việc phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư sẽ đưa ra được quyết định mua bán chính xác. Thời điểm mua vào bán ra hay giữ cổ phiếu trên thị trường. Phân tích kỹ thuật tập trung vào việc nghiên cứu giá cả và khối lượng giao dịch.

Các công cụ để phân tích kỹ thuật dùng để đánh giá tác động của cung cầu với một cổ phiếu.  Bên cạnh đó, phân tích kỹ thuật trong chứng khoán thường được sử dụng trong các chiến thuật đầu tư trong ngắn hạn.

Ưu và nhược điểm của phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật trong chứng khoán luôn tồn tại những ưu, nhược điểm sau đây:

Ưu điểm:

  • Phân tích kỹ thuật giúp xác định tín hiệu để dự đoán xu hướng giá trong chứng khoán.
  • Dựa vào phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư có thể xác định được điểm mua vào và điểm bán ra của cổ phiếu.

Nhược điểm:

  • Thị trường chứng khoán có nhiều yếu tố tác động nhà đầu tư không thể lường trước hay phát hiện ra.
  • Việc phân tích kỹ thuật nếu không đảm bảo sẽ không đem lại hiệu quả 100% cho các chiến lược đầu tư.
  • Nhà đầu tư phải có chiến lược quản lý rủi ro để hạn chế tác động của các biến động bất lợi.

Vai trò của phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật là công cụ hỗ trợ nhà đầu tư với 3 chức năng chính bao gồm:

  • Công cụ báo động: Phân tích kỹ thuật cảnh báo sự phá vỡ ngưỡng an toàn bao gồm hỗ trợ và kháng cự. Nhận biết dấu hiệu thay đổi về giá sẽ giúp trader mua hoặc bán ra kịp thời. 
  • Công cụ xác nhận: Kết hợp với các công cụ hoặc phương pháp phân tích khác để dự đoán xu thế về giá. Việc kết hợp các phương pháp giúp nhà đầu có kết luận chính xác và tối ưu hơn.
  • Công cụ dự đoán: Thông qua kết luận của phân tích kỹ thuật để dự đoán kỳ vọng về giá trong tương lai. 

Các chỉ báo cơ bản trong phân tích kỹ thuật

Dưới đây là những chỉ báo cơ bản trong phân tích kỹ thuật trong chứng khoán mà các Trader cần nắm rõ.

Hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá mà xu hướng được kỳ vọng đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi hành vi đó có khả năng lặp lại trong tương lai.

  • Hỗ trợ: Xu hướng giảm được kỳ vọng sẽ đảo chiều tăng, lực mua chiếm ưu thế so với lực bán. 
  • Kháng cự: Xu hướng tăng được kỳ vọng sẽ đảo chiều giảm, lực bán chiếm ưu thế hơn so với lực mua.

Đường trung bình động đơn giản (SMA)

Đường trung bình di động đơn giản SMA (Simple Moving Average) là lấy tổng mức giá lúc đóng cửa và mở cửa để tính SMA. Thông thường là 5, 10 (9), hay 20….chia cho tổng số phiên được chọn.

Ưu, nhược điểm:

  • Ưu điểm: Dễ sử dụng, dễ tính toán, có độ tin cậy cao.
  • Nhược điểm: SMA dựa trên dữ liệu quá khứ, biến động chậm nên thời càng dài  thì độ trễ càng lớn theo.

Các dải Bollinger Bands (BB)

Bollinger bands kết hợp giữa đường trung bình động MA (Moving Average) và độ lệch chuẩn. Cấu tạo chỉ báo này gồm 1 đường trung bình động ở giữa và 2 đường biên trên, dưới. 

Khoảng cách giữa đường MA với các dải Bollinger được xác định qua mức độ biến động giá. Khi giá biến động mạnh thì bollinger sẽ mở rộng và ngược lại. Nhà đầu tư có thể kết hợp với chỉ báo phân tích khác như: RSI, MACD để tăng hiệu quả.

Cách dùng Bollinger Bands:

  • Giá của cổ phiếu bằng hoặc cao hơn dải trên, cổ phiếu có thể bị mua quá mức.
  • Giá cổ phiếu bằng hoặc thấp hơn biên độ có thể bị bán quá mức.

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)

Chỉ báo kỹ thuật RSI so sánh tỷ lệ tương quan giữa số ngày tăng giá so với số ngày giảm giá. Dữ liệu từ 0 đến 100 (mức trung bình là 50). Chỉ số này giống như một tham số riêng lẻ đo lường thời gian để tính toán độ giao động (thông thường là 14 ngày).

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)

Chỉ số RSI được tính từ 1 đến 100. Trường hợp trên 70 thì có nghĩa tài sản đang ở mức quá mua, còn dưới 30 thì tức là tài sản đang ở mức quá bán.

  • RSI<30: MUA khi đường RSI cắt xuống dưới 30, hình thành đáy rồi quay lên cắt qua 30. 
  • RSI>70: BÁN khi đường RSI cắt lên trên 70, tạo thành đỉnh rồi quay xuống cắt qua 70.

Ưu, nhược điểm:

  • Ưu điểm: Trader có thể dựa vào đó để xác nhận tín hiệu mở giao dịch từ đơn giản đến phức tạp. RSI tín hiệu mở giao dịch tốt nhưng cơ hội giao dịch không thường xuyên.
  • Nhược điểm: Phải quan sát theo dõi vì vẫn có tín hiệu lỗi. Nên kết hợp cùng các công cụ khác để đảm bảo tính chính xác.

Đường phân kỳ hội tụ trung bình động (MACD)

MACD là một chỉ báo động lượng được dùng trong phân tích kỹ thuật. Chỉ số MACD thể hiện sức mạnh của xu hướng.

Phương pháp xác định

  • Đường MACD tiêu chuẩn từ trung bình di động 12 ngày và 26 ngày.
  • Đường MACD 9 ngày được sử dụng như đường so sánh

Cách đọc chỉ báo MACD

  • Khi đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên, báo hiệu xu hướng tăng.
  • Khi MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống, báo hiệu xu hướng giảm.

Các giả định cơ bản của phân tích kỹ thuật

Mỗi một phương pháp phân tích đều có những giả định nhất định. Nhà đầu tư phân tích tin giả định này là đúng, sau đó đưa ra kết luận về giá. Charles Dow đã viết và chia sẻ một loạt bài thảo luận về lý thuyết phân tích kỹ thuật. Ông đưa ra 2 giả định cơ bản: 

  1. Các thông tin về thị trường được phản ánh qua giá của cổ phiếu.
  2. Biến động giá ngẫu nhiên, chuyển động theo các mô hình và xu hướng xác định được có thể lặp lại theo thời gian.

Do đó, những nguyên tắc phân tích kỹ thuật hầu hết đều xây dựng trên nền tảng của Dow. Trong đó, có 3 giả định chung thường được nhà đầu tư tuân thủ:

Thị trường giảm giá mọi thứ

Nhà phân tích tin rằng mọi thông tin từ nguyên tắc cơ bản đến yếu tố tâm lý đều phản ánh qua giá cổ phiếu. Quan điểm này phù hợp với giả thuyết thị trường hiệu quả, đưa ra kết luận về giá cổ phiếu.  Nhà đầu tư cần phân tích biến động giá để xác định cung và cầu cổ phiếu cụ thể.

Giá lên xuống theo xu hướng cụ thể

Nhà phân tích kỳ vọng rằng giá sẽ thể hiện xu hướng ở bất kỳ khoảng thời gian nào. Thay vì biến động thất thường, giá cổ phiếu có khả năng chuyển động theo xu hướng trong quá khứ. Hầu hết các chiến lược đều dựa trên giả định này. 

Lịch sử có xu hướng tự lặp lại

Nhà phân tích tin rằng, lịch sử có xu hướng tự lặp lại. Sự lặp lại này được cho là do tâm lý thị trường, có thể dự đoán qua cảm xúc của nhà đầu tư như sợ hãi hoặc phấn khích. Họ sử dụng mẫu biểu đồ để phân tích cảm xúc, các chuyển động thị trường để hiểu xu hướng.

Như vậy có thể thấy rằng, phân tích kỹ thuật là phương pháp được nhà đầu tư sử dụng để xác định điểm mua vào bán ra cổ phiếu. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế khiến việc đưa ra dự đoán chưa chính xác. Do đó, nhà đầu tư nên kết hợp các phương pháp phân tích khác để đạt hiệu quả tốt nhất.

5/5 - (2 bình chọn)
Chia sẻ:

Bài viết liên quan