Nasdaq là gì? Tìm hiểu về chỉ số Nasdaq và sàn Nasdaq

Ngày đăng : 01/01/2022

Nasdaq là chỉ số có ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán thế giới nên được các nhà đầu tư theo dõi sát sao. Để biết chỉ số Nasdaq là gì, hãy theo dõi bài viết sau.


Với những người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế tài chính, Nasdaq là khái niệm xuất hiện mỗi ngày, thậm chí là mỗi giờ. Bởi, Nasdaq không chỉ là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất Hoa Kỳ. Mà chỉ số Nasdaq còn dùng để đo lường sức khỏe nền kinh tế Mỹ. Vì thế, khi nhắc đến Nasdaq, chúng ta cần làm rõ 2 khái niệm đó là chỉ số Nasdaq và sàn Nasdaq.

Nếu bạn đang muốn đầu tư vào chứng khoán Mỹ thì hãy cùng NAB tìm hiểu Nasdaq là gì? Cũng như những thông tin liên quan đến sàn Nasdaq – sàn giao dịch chứng khoán điện tử lớn nhất Hoa Kỳ.

Tìm hiểu thông tin về sàn Nasdaq

Nasdaq là gì?

Nasdaq là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “National Association of Securities Dealers Automated Quotations System”. Có nghĩa là Hệ thống báo giá tự động của Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán quốc gia.

Nasdaq là gì?
Nasdaq là gì?

Đây thị trường giao dịch chứng khoán lớn thứ 2 tại Hoa Kỳ. Niêm yết hơn 3500 mã cổ phiếu, giá trị vốn hóa lên tới gần 19 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, khác với các sàn chứng khoán lớn khác, Nasdaq là sàn giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC).

Lịch sử hình thành sàn Nasdaq

Năm 1971, sàn Nasdaq chính thức được ra đời bởi Hiệp hội Quốc gia các Thương nhân Chứng khoán (NASD). Được quản lý trực tiếp bởi Công ty Nasdaq Stock Market. Đây là sàn giao dịch chứng khoán phi tập trung đầu tiên trên thế giới.

Ban đầu, Nasdaq chỉ là hệ thống niêm yết giá chứng khoán do chưa có khả năng liên kết giữa người mua và bán. Nhưng, không lâu sau đó, Nasdaq đã thực hiện giao dịch mua bán giữa người tham gia. Và trở thành một sàn giao dịch chứng khoán đúng nghĩa.

Các cổ phiếu được niêm yết trên sàn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Y tế, hàng tiêu dùng, tài chính, giao thông vận tải…Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là cổ phiếu công nghệ cao với khối lượng giao dịch lớn.

Bản thân Nasdaq cũng niêm yết cổ phiếu của mình với ký hiệu là NDAQ. Gần đây, sàn còn đi đầu trong việc sử dụng thương mại hóa công nghệ toán đám mây để lưu trữ dữ liệu. Với hơn 3400 công ty niêm yết, Nasdaq nhanh chóng trở thành sàn chứng khoán điện tử lớn nhất Mỹ.

Vốn hóa thị trường 15,43 nghìn tỷ Đô la Mỹ, hơn 10.000 khách hàng (2019). Hỗ trợ nhiều công ty công nghệ lớn như Microsoft, Apple, Facebook, Intel…Không chỉ dừng lại ở đó, Nasdaq còn quản lý 90 thị trường, nhiều sàn giao dịch khác trên 50 quốc gia.

Điều kiện để được niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq

Nasdaq luôn được các công ty ưu ái bởi chi phí rẻ, hướng tới mục tiêu tăng trưởng. Tuy nhiên, để được niêm yết cổ phiếu trên sàn Nasdaq, các công ty phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Thu nhập trước thuế gần nhất trên 1 triệu đô la Mỹ, tổng giá vốn cổ đông 15 triệu đô la Mỹ.
  • Vốn chủ sở hữu phải cao hơn cổ đông ít nhất 30 triệu đô la Mỹ.
  • Giá trị thị trường tối thiểu 75 triệu Đô la Mỹ.
  • Trường hợp không đạt 3 điều kiện trên, công ty phải chứng minh được tài sản. Hoặc thu nhập năm trước hoặc 2 trong 3 năm gần nhất ít nhất 75 triệu Đô la Mỹ.
  • Tỷ lệ cổ phần công chúng tối thiếu 1,1 triệu cổ phiếu, tổng giá trị thị trường đạt các mức: 8 triệu, 18 triệu, 20 triệu đô la Mỹ.
  • Số cổ phiếu giao dịch 90 ngày gần nhất đạt trên 4 triệu Đô la Mỹ.

Hoạt động giao dịch tại sàn Nasdaq

Như đã nói, Nasdaq là sàn giao dịch phi tập trung. Vì thế, Nasdaq đóng vai trò là nơi để nhà môi giới mua và bán cổ phiếu qua các đại lý. Mọi giao dịch đều hoàn toàn tự động dựa trên tham số đã được nhà giao dịch đặt sẵn.

Phí niêm yết tại Nasdaq tối đa chỉ 150.000 Đô la Mỹ. Đây là phức tương đối thấp so với các sàn giao dịch lớn khác trên thị trường.

Tìm hiểu về chỉ số Nasdaq

Chỉ số Nasdaq là gì?

Là một bộ chỉ số chứng khoán để đánh giá và phân tích thị trường chứng khoán Hoa Kỳ một cách tổng quát. Chỉ số này đại diện cho các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq. 

Chỉ số Nasdaq là gì?
Chỉ số Nasdaq là gì?

Bộ chỉ số Nasdaq bao gồm nhiều chỉ số được tính toán trên một bộ dữ liệu mẫu khác nhau. Các chỉ số trong bộ này chủ yếu là: Nasdaq Composite, Nasdaq 100, Nasdaq Financial 100 và Nasdaq Biotechnology Index. 

Tuy nhiên, Nasdaq Composite và Nasdaq 100 được đánh giá là 2 chỉ số quan trọng nhất. Chỉ số NASDAQ Composite và NASDAQ 100 được cấu tạo từ những công ty và ngoài nước Mỹ. Trong khi đó, chỉ số DJIA chỉ được cấu thành từ công ty của Mỹ.

Chỉ số tổng hợp NASDAQ (The Nasdaq Composite)

Chỉ số này dựa trên giá cổ phiếu toàn bộ các công ty được niêm yết trên sàn Nasdaq. Những công ty công nghệ lớn chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ NASDAQ. Do đó, chỉ số này thường bị tác động bởi các công ty công nghệ.

Chỉ số NASDAQ 100 và Nasdaq Financial 100

NASDAQ 100 là chỉ số của 100 công ty lớn nhất được niêm yết trên sàn Nasdaq. Còn NASDAQ Financial 100 là chỉ số của 100 công ty công nghệ tài chính. Để được nằm trong danh sách 100 này, các công ty phải đáp dụng được các điều kiện mà sàn đưa ra.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số Nasdaq

Sự biến động trong hoạt động kinh doanh của các công ty sẽ khiến giá cổ phiếu trên thị trường thay đổi. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ số Nasdaq cũng thay đổi theo. 

Công ty hoạt động tốt, làm ăn có lời thì cổ phiếu tăng, Nasdaq tăng. Ngược lại thua lỗ thì chỉ số Nasdaq cũng giảm theo giá cổ phiếu.

Cả Nasdaq Composite và Nasdaq 100 đều chiếm tỷ trọng cao bởi các công ty công nghệ. Do đó, thị trường công nghệ Hoa Kỳ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới chỉ số Nasdaq.

Bên cạnh đó, chính sách kinh tế, sự kiện chính trị Mỹ…cũng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số Nasdaq. Ví dụ, FED công bố chính sách hạ lãi suất, giá cổ phiếu tăng, chỉ số Nasdaq cũng sẽ tăng.

Tầm quan trọng của chỉ số Nasdaq

Nasdaq là một trong những sàn chứng khoán lớn nhất Hoa Kỳ. Vì thế, chỉ số Nasdaq Composite đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường sức khỏe kinh tế Mỹ.

Chỉ số Nasdaq 100 bao gồm 100 công ty, hầu là công ty công nghệ lớn tại Mỹ. Do vậy, chỉ số này đo lường sức khỏe của lĩnh vực công nghệ của Mỹ.

Còn đối với nhà đầu tư cổ phiếu trong lĩnh vực công nghệ. Chỉ số Nasdaq giúp họ theo dõi được sự biến động của thị trường. 

Cũng bởi, sự thay đổi của chỉ số Nasdaq sẽ ảnh hưởng tới biến động của USD cũng như cặp tiền, tài sản khác. Điều này giúp họ dự đoán được hướng đi của các loại tài sản. Từ đó đưa ra quyết định đầu tư một cách chính xác.

Có nên đầu tư vào chỉ số Nasdaq không?

Nên hay không nên đầu tư vào chỉ số Nasdaq phụ thuộc phần lớn vào kiến thức tài chính cũng như mức độ mạo hiểm của bạn. Bởi, thị trường tài chính là kênh đầu tư mang về lợi nhuận cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Bên cạnh đó, cả hai chỉ số Nasdaq Composite và Nasdaq 100 đều phù hợp với những ai quan tâm đến lĩnh vực công nghệ. Vì thế, nếu bạn yêu thích lĩnh vực này thì có thể tìm hiểu và đầu tư.

Ngoài ra, vì Nasdaq là chỉ số đo lường được sức khỏe nền kinh tế Mỹ. Do đó, nếu bạn đang kỳ vọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế này thì hãy cân nhắc đầu tư vào chỉ số Nasdaq.

Đặc biệt, nếu là nhà đầu tư cổ phiếu Mỹ, đang nắm giữ các cổ phiếu các công ty dùng để tính chỉ số Nasdaq. Thì đầu tư vào chỉ số Nasdaq sẽ là giải pháp tối ưu giúp bạn phòng ngừa rủi ro.

Lưu ý khi đầu tư vào chỉ số Nasdaq

  • Chú ý tới báo cáo lợi nhuận và cổ phiếu công nghệ lớn như Google, Apple…Bởi, đây là 2 công ty lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ hiện nay. Nó có sức ảnh hưởng lớn tới sức khỏe ngành công nghệ Mỹ.
  • Thường xuyên theo dõi, liên tục cập nhật các chỉ số kinh tế của Mỹ như: Lạm phát, lãi suất…Những tin tức này thường được công bố qua các chương trình kinh tế. Điều này sẽ giúp bạn đầu tư chỉ số Nasdaq hiệu quả.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến sàn Nasdaq cũng như chỉ số Nasdaq là gì. Hy vọng qua bài viết trên bạn có thêm kiến thức về Nasdaq để đầu tư hiệu quả. Chúc bạn có một giao dịch thuận lợi.

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ:

Bài viết liên quan