IRR là chỉ số giúp nhà đầu tư ước tính được khả năng sinh lời của một dự án. Để hiểu rõ IRR là gì, ý nghĩa và cách tính, hãy theo dõi bài viết sau.
Với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế, việc đầu tư vào các dự án luôn là mối quan tâm của giới kinh doanh. Tuy nhiên, làm thế nào để hạn chế tối đa rủi ro, tăng khả năng sinh lời thì không phải ai cũng biết. Lúc này, IRR là chỉ số quan trọng giúp đánh giá hiệu quả đầu tư của một dự án hay phương án đầu tư.
Vậy, IRR là gì, nó có ý nghĩa như thế nào? Cách tính chỉ số IRR ra sao? Tất cả những thắc mắc này sẽ được ThongTinTaiChinh.Net giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Chỉ số IRR là gì?
IRR là từ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh Internal Rate of Return có nghĩa là tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Chỉ số này được sử dụng để ước tính khả năng sinh lời từ khoản đầu tư tiềm năng trong phân tích tài chính.
Chỉ số IRR là tỷ lệ chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng (NPV) của tất cả các dòng tiền bằng 0 trong phân tích dòng tiền chiết khấu. Ví dụ, một khoản đầu tư có tỷ lệ IRR = 15% thì đồng nghĩa với việc tỷ lệ sinh lời hàng năm của khoản đầu tư này là 15%.
Hay có thể hiểu theo cách khác, IRR là tỷ suất lợi nhuận kép hàng năm dự kiến trên một khoản đầu/dự án nào đó. Chỉ số này đã tính toán sau khi đã loại trừ đi các yếu tố lạm phát, chi phí vốn. Bạn có thể coi tỷ suất hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ lãi suất phải đạt được khi đầu tư vào vốn mới.
Ý nghĩa của chỉ số IRR
Thông qua chỉ số IRR, doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư dễ dàng biết được dự án nào đang có lợi nhuận tốt. Điều này giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể đưa ra được quyết định tiếp tục đầu tư hoặc loại bỏ.
Chỉ số IRR của một dự án phải vượt quá chi phí vốn hoặc lãi suất để tài trợ cho khoản đầu tư. Còn nếu IRR thấp hơn chi phí vốn thì có thể dự án đó sẽ chết.
Ngoài ra, chỉ số IRR còn được xem là lợi tức mà bạn sẽ nhận được khi đầu tư vào cổ phiếu. Bên cạnh đó nó cũng được dùng để tính toán lợi tức trái phiếu khi đáo hạn, cân bằng rủi ro khi mua bán bất động sản.
Các nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư cổ phần tư nhân dùng IRR để đánh giá khoản đầu tư vào công ty, đặc biệt là đầu tư một lần tiền mặt. Với các dự án lớn, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ sẽ quyết định tới mức khả thi của dự án. Những dự án có tỷ lệ IRR cao sẽ được lựa chọn vì có tỷ lệ thành công cao hơn.
Ưu, nhược điểm của IRR
Những dự án có tỷ lệ IRR lớn hơn lãi giới hạn định mức thường được đánh giá khả thi hơn về tài chính. Trường hợp có nhiều dự án cạnh tranh, IRR của dự án nào cao hơn thì sẽ được lựa chọn. Vậy, ưu nhược điểm của IRR là gì?
Ưu điểm của IRR
- IRR là phương pháp dễ tính toán, không bị phụ thuộc vào chi phí vốn.
- Thông qua IRR có thể biết được khả năng sinh lời theo tỷ số % nên dễ dàng so sánh giữa cơ hội đầu tư.
- IRR cho biết lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận nếu vượt qua thì được đánh giá sử dụng vốn kém hiệu quả. Dựa vào đó, nhà đầu tư có thể xác định và lựa chọn lãi suất cho dự án.
Nhược điểm của IRR
- Mặc dù việc tính toán IRR không phức tạp nhưng mất nhiều thời gian.
- IRR không tính toán dựa trên cơ sở chi phí sử dụng vốn nên có thể nhận định sai về khả năng sinh lời.
- Nếu có các dự án loại bỏ nhau, việc dùng IRR có thể khiến bạn bỏ qua dự án có quy mô lãi ròng lớn.
- Dự án đầu tư bổ sung lớn sẽ khiến NPV bị thay đổi dấu nhiều lần, điều này gây ra việc xác định IRR gặp nhiều khó khăn.
Cách tính chỉ số IRR
Để tính được chỉ số IRR chúng ta phải dựa vào giá trị hiện tại ròng (NPV). Do đó, bạn cần nắm rõ các số liệu về chỉ số hiện tại của doanh nghiệp. Cụ thể, công thức tính IRR như sau:
Trong đó:
- Co: Tổng chi phí đầu tư ban đầu (năm 0).
- Ct: Dòng tiền thuần tại thời điểm t (thường tính theo năm).
- IRR: Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ.
- t: Thời gian thực hiện dự án.
- NPV: Giá trị hiện tại ròng.
IRR là chỉ số chung theo dạng %, còn NPV miêu tả chính xác số tiền. Vì thế, với những trường hợp cùng dữ liệu, NPV vẫn luôn được ưu tiên. Còn nếu doanh nghiệp cần đánh giá nhiều dự án cùng một lúc, IRR lại được ưu tiên lựa chọn.
Hạn chế của IRR
Nếu chỉ sử dụng IRR một mình, không có liên kết với chỉ số khác sẽ gây nhiều hiểu lầm. Tùy vào chi phí đầu tư vào dự án, tỷ lệ IRR có thể thấp nhưng NPV lại cao.
Mặt khác, IRR còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian. Dự án nào có thời gian ngắn thì IRR lại cao. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng đây là dự án đáng đầu tư, trong khi có thể NPV của dự án thấp.
Ngược lại, dự án có thời gian dài lại tính được chỉ số IRR thấp. Lợi nhuận thu được chậm nhưng ổn định, song doanh nghiệp lại có thêm khoản giá trị theo thời gian.
Mối quan hệ giữa IRR và NPV
IRR và NPV đều là hai chỉ số sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả trong một dự án. Tuy nhiên, hai chỉ số này sẽ được đánh giá theo cách không giống nhau. Cụ thể:
- IRR là chỉ số dùng để xác định theo tỷ lệ % (Tỷ lệ hoàn vốn).
- NPV là chỉ số dùng để xác định theo số tiền (Giá trị tại ròng),
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các nhà đầu tư sẽ ưu tiên IRR hoặc NPV hơn.
- Nếu doanh nghiệp cần đánh giá nhiều dự án cùng một lúc. IRR sẽ được ưu tiên nếu không cần các yếu tố kỹ thuật và thời gian.
- Nếu doanh nghiệp cần đánh giá dự án theo số tiền chính xác thì NPV sẽ được lựa chọn ưu tiên.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc IRR là gì, ý nghĩa và cách tính IRR. Hy vọng đó sẽ là chia sẻ hữu ích giúp nhà đầu tư có thể xác định được khả năng sinh lợi của dự án. Từ đó dễ dàng đưa ra được quyết định đầu tư chính xác và phù hợp nhất.
TÌM HIỂU THÊM: