Lạm phát là gì? Nguyên nhân, tác động và cách kiểm soát?

Ngày đăng : 01/01/2022

Lạm phát là một trong những khái niệm thường gặp trong kinh tế. Vậy, lạm phát là gì? Nguyên nhân, tác động và cách kiểm soát lạm phát như thế nào?


Trong vài năm trở lại đây, lạm phát đang diễn ra với chiều hướng ngày càng khó kiểm soát. Nó luôn là chủ đề được giới chuyên gia bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn, đặc biệt là diễn đàn kinh tế. Khi lạm phát xảy ra, một số nước sẽ bị tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế. Cuộc sống của người dân nơi xảy ra lạm phát sẽ gặp nhiều khó khăn. Để mua các đồ dùng sinh hoạt, bạn có thể phải mang cả bao tải tiền mới mua được.

Trong bài viết này, VNtrader sẽ giải đáp những thắc mắc lạm phát là gì? Nguyên nhân, tác động và cách kiểm soát lạm phát. 

Lạm phát là gì?

Lạm phát chính là sự tăng mức giá chung một cách liên tục theo thời gian của hàng hóa, dịch vụ. Điều này gây ra sự mất giá trị của một tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng lên, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa, dịch vụ hơn so với trước đó. 

Lạm phát là gì?
Lạm phát là gì?

Do vậy, lạm phát chính là việc phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Nếu so sánh với các nền kinh tế khác, lạm phát khiến đồng tiền của quốc gia này bị mất giá tri so với đồng tiền của quốc gia khác. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất cứ quốc nào dùng tiền mặt để làm trung gian thanh toán.

Phân loại các mức độ lạm phát hiện nay

Dựa theo tỷ lệ % bị thay đổi trong một thời gian ( thông thường 1 năm) lạm phát được chia ra làm 3 mức độ sau: 

Lạm phát tự nhiên từ 0 – dưới 10%

Đây là con số mà hầu hết các quốc gia đều mơ ước. Đây là tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, giá cả hàng hóa dịch vụ ở mức ổn định, tăng chậm.

Lạm phát phi mã từ 10% đến dưới 1000%

Đây là thời điểm giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng nhanh, thị trường bất ổn. Tất nhiên, đồng tiền cũng bị mất giá cùng với đó là những hệ lụy kinh tế của đất nước.

Siêu lạm phát trên 1000%

Nếu đạt tỷ lệ này thì có nghĩa là nền kinh tế đang bị khủng hoảng nghiêm trọng, mất kiểm soát. Đồng tiền ở những quốc gia này dường như là không còn giá trị. Việc lạm phát sẽ khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát ở một quốc gia. Cụ thể như sau:

Lạm phát do cầu kéo

Khi nhu cầu về một mặt hàng tăng lên, kéo theo giá cả của mặt hàng cũng tăng theo. Bên cạnh đó, những mặt hàng khác trên thị trường cũng bị leo thang. Lạm phát do sự tăng lên do nhu cầu tiêu dùng của thị trường được gọi là “lạm phát do cầu kéo”.

Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí này của các doanh nghiệp bao gồm lương, máy móc, thuế…Khi giá cả của một hoặc nhiều yếu tố tăng lên thì chắc chắn chi phí sản xuất cũng tăng lên. Điều này dẫn đến việc giá thành của các sản phẩm cũng tăng theo để đảm bảo lợi nhuận.

Lạm phát do cơ cấu

Khi kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp sẽ tăng tiền công trên “danh nghĩa” cho người lao động. Trong khi đó, trên thực tế có rất nhiều ngành kinh doanh không hiệu quả. Tuy nhiên, do xu thế của doanh nghiệp nên buộc phải tăng tiền công cho người lao động.

 Việc tăng tiền công cho người lao động trong khi kinh doanh kém hiệu quả. Điều này dẫn đến doanh nghiệp phải tăng giá thành sản phẩm, sinh ra lạm phát,

Lạm phát do cầu thay đổi

Khi một mặt hàng nào đó bị giảm nhu cầu tiêu thụ nhưng lượng cầu về mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu trên thị trường có người cung cấp một mặt hàng độc quyền, giá chỉ tăng mà không giảm. Trong khi mặt hàng có lượng cầu tăng có xu hướng tăng giá dẫn đến lạm phát.

Lạm phát do xuất khẩu

Xuất khẩu tăng khiến tổng cầu tăng cao hơn tổng cung. Sản phẩm sẽ được gom mang đi xuất khẩu làm lượng cung trong thị trường giảm. Việc tổng cung và tổng cầu bị mất công bằng sẽ dẫn đến lạm phát. 

Lạm phát do nhập khẩu

Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước chắc chắn sẽ tăng lên. Lạm phát xảy ra khi mức giá chung trong nước bị giấy nhập khẩu đội lên. 

Lạm phát tiền tệ

Lượng tiền lưu hành trong nước tăng do ngân hàng mua ngoại tệ để giữ đồng tiền trong nước không bị mất giá so với ngoại tệ. Hoặc mua ngân hàng trung ương mua công trái khiến lượng tiền lưu thông tăng lên. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát.

Cách đo lường lạm phát như thế nào?

Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi về giá của hàng hóa, dịch vụ trong một nền kinh tế. Thông thường, dữ liệu này sẽ được thu thập từ cơ quan nhà nước, tạp chí kinh doanh, liên đoàn lao động…

Chỉ số giá cả CPI sẽ tính theo bình quân các nhóm mặt hàng. Giá cả hàng hóa, dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra chỉ số ở mức trung bình. Lạm phát chính là tỷ lệ % tăng của chỉ số này. Tùy vào từng giai đoạn, mặt hàng này có thể tăng, mặt hàng khác lại giảm. 

Song, nếu tính tỷ lệ tăng thì là lạm phát. Ngược lại, nếu giá chung giảm thì là giảm phát. Còn nếu giá của một số sản phẩm tăng thì không phải là lạm phát. Nó chỉ là sự mất cân đối tạm thời giữa cung và cầu. Việc xảy ra tình trạng lạm phát sẽ khiến giá trị của đồng tiền bị sụt giảm đáng kể.

Ví dụ: Chỉ số CPI (2018) của Mỹ là 300,000 USD, năm 2019 tăng lên 310,000 USD. Nếu tính tỷ lệ % lạm phát hàng năm trong 2018 thì tỷ lệ sẽ là:: ((310,000 – 300,000)/300,000) x 100% = 3,33%

Một số ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế

Khi lạm phát xảy ra ở một quốc gia nào đó, kinh tế sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Tuy nhiên, nó sẽ bao gồm cả những mặt tiêu cực và tích cực. 

Một số ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế
Một số ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế

Mặt tích cực

Lạm phát trong khoảng từ 2-5% ( quốc gia phát triển,  dưới 10%  ( quốc gia đang phát triển), lạm phát xảy ra sẽ mang đến nhiều lợi ích tích cực cho kinh tế:

  • Kích thích nhu cầu tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, đồng thời giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong xã hội.
  • Chính phủ sẽ có thêm những lựa chọn kích thích đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên thông qua việc mở rộng tín dụng. Đây là cơ hội để thu thập, phân phối lại nguồn lực trong xã hội có chọn lọc.

Mặt tiêu cực

Nếu tình hình lạm phát diễn ra triền miên thì quốc gia đó sẽ bị ảnh hưởng xấu tới mọi mặt. Đặc biệt là kinh tế, chính trị, xã hội…

  • Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát. Nếu tỷ lệ lạm phát tăng cao, lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, nền kinh tế sẽ phải gánh chịu việc thoái hóa kinh tế, tình trạng thất nghiệp gia tăng. 
  • Thu nhập thực và danh nghĩa có quan hệ với nhau qua tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng lên, nếu thu nhập danh nghĩa không tăng theo. Thì chắc chắn thu nhập thực của người lao động sẽ bị giảm xuống.
  • Lạm phát khiến giá trị thật của tài sản không có lãi, làm hao mòn giá trị tài sản có lãi. Điều này khiến mất đi một khoản thu nhập thực từ lãi, lợi tức….
  • Lạm phát tăng cao, lãi suất danh nghĩa tăng lên để bù vào tỷ lệ lạm phát. Điều này khiến thu nhập thực của người cho vay bị giảm xuống gây ra nhiều hậu quả.
  • Giá trị của đồng tiền sẽ bị giảm xuống nếu lạm phát tăng lên. Bên cạnh đó, trường hợp người có dùng tiền để mua hàng hóa, tài sản….khi lạm phát xảy ra sẽ dẫn đến mất cân đối quan hệ cung -cầu trên thị trường.
  • Những người nghèo vốn đã nghèo giờ còn trở nên khốn khó hơn. Họ không thể mua được hàng hóa thiết yếu bởi đã bị người giàu vơ vét hết. Việc này gây ra những rối loạn trong nền kinh tế, khoảng cách thu nhập, mức sống giữa người giàu và nghèo.
  • Khi xảy ra lạm phát xảy ra, chúng  phủ có thể đánh thuế thu nhập vào người dân. Thế nhưng, những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi, lạm phát làm tỷ giá tăng, đồng tiền trong nước giảm nhanh so với đồng tiền ở các quốc gia khác.

Vậy, có cách nào để kiểm soát lạm phát không?

Việc kiểm soát tình trạng lạm phát chính là bảo vệ kinh tế của một quốc. Để kìm hãm lạm phát, các bạn có thể thực hiện theo một số cách dưới đây:

Giảm bớt lượng tiền lưu thông

  • Ngưng phát hành tiền để giảm lượng tiền được đưa vào lưu thông trong xã hội.
  • Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để giảm lượng cung tiền vào thị trường. Cách này tác đến hầu hết các ngân hàng mang đến sự bình đẳng.
  • Nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi sẽ khiến người dẫn gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.
  • Ngân hàng trung ương áp dụng nghiệp vụ thị trường, bán chứng từ có giá, vàng, ngoại tệ…cho ngân hàng thương mại.
  • Giảm chi ngân sách chính là việc giảm chi tiêu thường xuyên, cắt giảm đầu tư công.
  • Giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân, tăng nguồn cung hàng hóa, dịch vụ trong xã hội.

Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng, cân bằng tiền trong lưu thông

  • Khuyến khích tự do mậu dịch nhằm tạo điều kiện cho thương mại quốc tế.
  • Tính thuế phù hợp nhằm tăng nguồn vốn cho Nhà nước.
  • Tích cực nhập khẩu hàng hóa nhằm bổ sung các mặt đang bị thiếu hụt trong nước. Điều này giúp làm phong phú chủng loại mặt hàng, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Một vài biện pháp khác

  • Đi vay viện trợ nước ngoài.
  • Cải cách tiền tệ.

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu được lạm phát là gì, nguyên nhân cũng như cách kiểm soát tình trạng này. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức về lạm phát, những tác động của nó đến nền kinh tế.

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ:

Bài viết liên quan