Khi tham gia thị trường tài chính, chắc chắn bạn đã từng nghe qua về lý thuyết Dow. Vậy, lý thuyết Dow là gì? Có những nguyên lý cơ bản nào? Mặt hạn chế ra sao?
Với một nhà đầu tư chuyên nghiệp chắc chắn không thể không biết đến lý thuyết Dow. Bởi, đây là nền tảng cơ bản trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Việc nắm rõ được lý thuyết Dow sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng phân tích và dự đoán xu hướng của thị trường để đưa ra quyết định chính xác.
Trong bài viết này, Thông Tin Tài Chính sẽ cung cấp những thông tin chi tiết liên quan đến lý thuyết Dow để các bạn tham khảo.
Mục Lục
- 1 Lý thuyết Dow là gì?
- 2 Lịch sử ra đời của lý thuyết Dow
- 3 Tìm hiểu 6 nguyên lý của lý thuyết Dow
- 3.1 Nguyên lý 1: Thị trường phản ánh tất cả
- 3.2 Nguyên lý 2: Ba xu thế của thị trường
- 3.3 Nguyên lý 3: Xu hướng chính
- 3.4 Nguyên lý 4: Các xu hướng xác định bởi khối lượng giao dịch
- 3.5 Nguyên lý 5: Chỉ số bình quân phải xác định lẫn nhau
- 3.6 Nguyên lý 6: Xu hướng được duy trì cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều xuất hiện
- 4 Một số mặt hạn chế của lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow là gì?
Lý thuyết Dow là một tập hợp 6 nguyên tắc được dùng để xác định xu hướng biến động của thị trường. Nó được coi là nền tảng, viên gạch tạo tiền đề để phát triển các loại phân tích kỹ thuật sau này như: trendline, RSI, MACD, sóng Elliott…
Thông qua lý thuyết này, nhà đầu tư có thể nắm được những biến động chung của thị trường, các mã cổ phiếu/cặp tiền tệ trên thị trường. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, sự tăng giảm của cổ phiếu sẽ có chiều hướng giống xu hướng thị trường. Do đó, nhà đầu tư nên quan tâm tới thị trường chung khi phân tích kỹ thuật.
Lịch sử ra đời của lý thuyết Dow
Lý thuyết dow được hình thành bởi Charles H.Dow. Ban đầy, lý thuyết này ông viết dưới dạng nguyên lý cơ bản trên bài luận của tạp chí Wall Street Journal. Tuy nhiên, vì ông qua đời đột ngột nên lý thuyết này bị dở dang.
Vì không muốn mọi tâm huyết của ông trở nên vô nghĩa, cộng sự của ông là William P.Hamilton đã thay ông phát triển và hoàn thiện lý thuyết Dow như ngày nay. Trước đây, lý thuyết Dow được nghiên cứu dựa trên 2 chỉ số của ngành công nghiệp và đường sắt. Tính đến nay, tuy chỉ số này đã thay đổi nhưng lý thuyết vẫn được áp dụng như lý thuyết cơ bản.
Tìm hiểu 6 nguyên lý của lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow được phát triển dựa trên 6 nguyên lý cơ bản như sau:
Nguyên lý 1: Thị trường phản ánh tất cả
Theo lý thuyết Dow, tất cả các thông tin từ quá khứ đến hiện tại và tương lai đều ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán. Nó thể hiện qua giá cổ phiếu cũng như một số chỉ số liên quan. Các thông tin bao gồm: lãi suất, lạm phát, thu nhập…và cảm xúc của nhà đầu tư.
Thị trường sẽ phản ánh tất cả mọi nhưng không thể phủ định. Bởi, thực tế nhà đầu tư cần nhìn vào biến động của giá cả để xác định xu hướng của thị trường.
Nguyên lý 2: Ba xu thế của thị trường
Dựa trên cơ sở của lý thuyết Dow, thị trường sẽ có 3 xu thế cơ bản như:
- Xu thế chính (xu thế cấp 1): Kéo dài trong khoảng từ 1 cho đến 3 năm. Không dự đoán được chu kỳ, không bị thao túng bởi cá nhân hay tổ chức nào.
- Xu thế phụ (xu thế cấp 2): Kéo dài trong khoảng từ 1 cho đến 3 tháng. Xu thế này có xu hướng đi ngược với xu thế chính.
- Xu thế nhỏ (xu thế cấp 3): Kéo dài không quá 3 tuần, có xu hướng đi ngược với xu thế phụ.
Thông thường, nhà đầu tư sẽ tập trung giao dịch theo xu hướng chính. Còn xu hướng phụ và nhỏ sẽ không được chú trọng nhiều. Trường hợp nhà đầu tư quá quan tâm đến xu hướng phụ và nhỏ thì có nghĩa họ đang bị quan tâm tới biến động ngắn của thị trường. Điều này khiến họ có thể đánh mất cơ hội lớn do không có cái nhìn tổng quát.
Nguyên lý 3: Xu hướng chính
Lý thuyết Dow cho rằng, xu hướng chính thường được chia ra làm 3 giai đoạn cơ bản:
Giai đoạn tích lũy
Thị trường di chuyển chậm gần như không di chuyển, giai đoạn khởi đầu cho xu hướng tăng, nhà đầu tư nên tham gia thị trường. Giai đoạn này thường nằm ở cuối xu thế giảm, giá cổ phiếu thấp nên ít rủi ro. Tuy nhiên, nếu không phải nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ khó nhận biết xu thế giảm kết thúc hay chưa.
Giai đoạn bùng nổ
Khi nhà đầu tư đã gom được một lượng cổ phiếu nhất định, họ kiên nhẫn chờ dấu hiệu tích cực. Ở giai đoạn này, giá cổ phiếu có sự biến động mạnh mẽ. Nhà đầu tư nắm giữ được vị thế nhất định và có thể thu được một khoản lợi nhuận khổng lồ.
Giai đoạn quá độ
Khi thị trường tăng đến độ nào đó, người mua dần yếu thế, thị trường bước sang giai đoạn quá độ. Ở giai đoạn này, nhà đầu tư có xu hướng bán cổ phiếu cho người mới tham gia. Thị trường bắt đầu cho xu hướng giảm.
Nguyên lý 4: Các xu hướng xác định bởi khối lượng giao dịch
Trong một xu hướng, khối lượng giao dịch tăng theo trend và giảm khi ngược trend. Tức là, khối lượng tăng khi giá tăng, giảm khi giá giảm. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, khối lượng vẫn đi ngược xu hướng. Tức là giá tăng nhưng khối lượng giảm hoặc giá giảm nhưng khối lượng tăng. Điều này thể hiện sự yếu kém trong xu hướng, có thể đảo chiều.
Nguyên lý 5: Chỉ số bình quân phải xác định lẫn nhau
Sự đảo chiều của thị trường từ tăng sang giảm phải được xác định từ 2 chỉ số. Tức là dấu hiệu xảy ra trên đồ thị của chỉ số này phải tương ứng với dấu hiệu xảy ra trên đồ thị chỉ số khác. Theo truyền thống, 2 chỉ số trung bình được dùng là của công nghiệp và đường sắt.
Nguyên lý 6: Xu hướng được duy trì cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều xuất hiện
Theo lý thuyết Dow, một xu hướng vẫn được duy trì khi có dấu hiệu bị đảo chiều. Do đó, nhà đầu tư cần kiên nhẫn, quan sát kỹ để nhận biết sự đảo chiều của xu hướng nhằm đưa ra quyết định đúng đắn.
Một số mặt hạn chế của lý thuyết Dow
Mặc dù lý thuyết Dow đưa ra nhiều nguyên lý giúp nhà đầu tư nắm bắt được xu hướng thị trường để đưa ra quyết định sáng suốt. Tuy nhiên, bất cứ lý thuyết nào cũng vẫn tồn tại hạn chế. Dưới đây là một số mặt hạn chế của lý thuyết này.
- Tùy vào tình hình thực tế, khả năng phân tích của nhà đầu tư mà lý thuyết này có thể đúng hoặc không.
- Thị trường biến động liên tục, nếu khăng khăng tuân thủ nên nguyên lý cứng nhắc có thể mất đi cơ hội kiếm lời ở phần đầu và phần cuối.
- Lý thuyết Dow dường như không đưa ra dấu hiệu giúp được cho nhà đầu tư khi có biến động trung gian.
- Lý thuyết Dow thường khiến cho các nhà đầu tư băn khoăn, không biết có nên tin tưởng vào lý thuyết này không.
Như vậy có thể thấy rằng, lý thuyết Dow có nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại một số hạn chế. Cách tốt nhất là bạn nên kết hợp với các chỉ số khác để phân tích kỹ thuật cũng như xu thế của thị trường. Hy vọng đó sẽ là chia sẻ hữu ích giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn nhất.