Margin Call là gì? Khi nào bị call Margin & cách phòng tránh?

Ngày đăng : 10/09/2022

Margin Call là thuật ngữ quen thuộc đối với nhiều nhà đầu tư lâu năm. Để hiểu rõ Margin Call là gì, khi nào bị Margin Call cũng như cách phòng tránh, hãy theo dõi bài viết sau.

Margin là hành động nhà đầu tư vay thêm tiền của công ty chứng khoán để mua thêm cổ phiếu. Sau đó, nhà đầu sẽ sử dụng chính các chứng khoán đã mua làm tài sản thế chấp. Giao dịch Margin có thể mang lại cho nhà đầu tư lợi nhuận vượt trội nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một trong số đó chính là việc nhà đầu tư nhận được thông “Call Margin” từ sàn. Trường hợp này sẽ xảy ra khi thị trường giảm giá, tài sản ròng/giá trị chứng khoán thấp hơn tỷ lệ ký quỹ duy trì cho phép.

Vậy chính xác, Margin Call là gì? Khi nào bị Margin Call và cách phòng tránh như thế nào? Hãy cùng Thông Tin Tài Chính tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu Margin Call là gì?

Để hiểu rõ Margin Call là gì, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về thuật ngữ Margin.

Margin là gì?

Margin hay còn được gọi là đòn bẩy tài chính. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ việc nhà đầu tư vay tiền của công ty chứng khoán để thực hiện giao dịch mua bán cổ phiếu. Ví dụ bạn có 100 triệu đồng, bạn được công ty chứng khoán cho vay 50%. Như vậy, tổng số tiền mà bạn có thể dùng để vay cổ phiếu là 150 triệu đồng.

Margin là gì?
Margin là gì?

Tùy thuộc vào cổ phiếu bạn nắm giữ, thời điểm, tỷ lệ đòn bẩy của từng mã mà số tiền được vay sẽ khác nhau. Đối với những mã cổ phiếu tốt, ủy ban chứng khoán chỉ cho phép công ty chứng khoán cho nhà đầu tư vay margin theo tỷ lệ 50%. Tuy nhiên, tùy theo khẩu vị rủi ro, nhiều công ty vẫn cho vay tỷ lệ cao hơn.

Về lãi suất vay Margin hiện nay dao động từ 9 đến 14% tùy vào từng công ty chứng khoán, chương trình khuyến mại. Nếu giá cổ phiếu giảm giá hoặc tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư thấp hơn lãi suất vay thì sẽ bị thua lỗ.

Margin Call là gì?

Margin Call (lệnh ký quỹ) là thông báo được gửi từ sàn tới nhà đầu tư kêu gọi nạp thêm tiền vào tài khoản. Mục đích của việc này là để duy trì lệnh không lỗ, nếu không nạp thêm tiền thì sẽ phải đóng tất cả các lệnh. Tùy vào từng sàn cũng như loại tài khoản mà mức Margin sẽ khác nhau.

Nếu sau thời gian T+2 (tức 2 ngày), kể từ thời điểm nhận thông báo nếu không làm giảm tỷ lệ nợ về mức an toàn. Cổ phiếu nằm trong danh mục của nhà đầu tư sẽ bị công ty mang ra bán giải chấp.

Khi nào bị Call Margin?

Công ty chứng khoán sẽ thông báo yêu cầu nhà đầu tư bổ sung tài sản (tiền hoặc cổ phiếu) khi giá trị tài sản ròng bị giảm quá tỷ lệ an toàn. 

Ví dụ: Nhà đầu tư mua cổ phiếu BSI với số tiền 200 triệu. Tuy nhiên, chỉ có 100 triệu tiền vốn nên nhà đầu tư đã vay ký quỹ Margin ở công ty chứng khoán với tỷ lệ vay 1:2, tỷ lệ Call Margin là 30%. Vài tháng sau, cổ phiếu BSI giảm xuống 30%, giá trị thực chỉ còn 140 triệu, trừ khoản ký quỹ 100 triệu, chỉ còn 40 triệu.

Như vậy, giá trị thực/tổng tài sản nhỏ hơn 30%, công ty chứng khoán tiến hành Call Margin. Thông thường, công ty sẽ gửi cảnh báo tới nhà đầu tư qua email và tin nhắn. Nội dung nêu rõ tình trạng tài khoản để nhà đầu tư có phương án xử lý. Nếu nhà đầu tư không thêm tài sản thì sẽ phải bán bớt cổ phiếu để giảm mức vay.

Công thức tính Call Margin

Nếu nhà đầu tự bị Call Margin thì có thể áp dụng công thức tính giá trị chứng khoán ký quỹ bổ sung dưới đây:

Giá trị chứng khoán ký quỹ bổ sung = ( Tỷ lệ ký quỹ – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) / (1 – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x Tổng giá trị tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường.

Ngoài ra, Call Margin còn được tính với công thức sau:

Số tiền ký quỹ bổ sung = ( Tỷ lệ ký quỹ – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x Tổng giá trị tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường.

Cách phòng tránh không bị Call Margin

Margin Call là điều mà không một nhà đầu tư nào mong muốn. Vì thế, để không bị Call Margin, nhà đầu tư cần lưu ý một số vấn đề sau:

Cách phòng tránh không bị Call Margin
Cách phòng tránh không bị Call Margin
  • Nếu có nhiều mã trong danh mục, ưu tiên cơ cấu mã yếu và không có cơ hội phục hồi trước. Việc bán bớt các mã yếu giúp giải phóng danh mục, giảm áp lực bị call margin. Đồng thời, chuẩn bị nguồn tiền để tái cơ cấu danh mục đợi thị trường phục hồi.
  • Khi cổ phiếu giảm mạnh, tuyệt đối không mua thêm bằng Margin. Nhiều nhà đầu tư mua thêm cổ phiếu giảm mạnh để trung bị giá. Nhưng nó sẽ làm tăng mức độ rủi ro lên, chỉ cần giảm thêm chút nữa là tài khoản sẽ bị Call Margin.
  • Loại bỏ tâm lý gỡ gạc khi thị trường phục hồi, đây là cơ hội để tái cơ cấu danh mục. Hầu hết nhà đầu tư đầu muốn gỡ gạc bằng cách Margin, thậm chí là Full Margin khi vừa bị Force Sell. Điều này cực kỳ nguy hiểm, nhà đầu tư sẽ liên tục trong vòng xoáy cơ cấu danh mục.

Trên đây là những thông tin về Call Margin trong chứng khoán mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp nhà đầu tư nắm rõ Margin Call là gì, khi nào bị Call Margin cũng như cách phòng tránh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ:

Bài viết liên quan