Nến Nhật là gì? Các mô hình nến Nhật thường gặp

Ngày đăng : 01/01/2022

Mô hình nến Nhật được các nhà đầu tư ứng dụng phổ biến trong giao dịch chứng khoán, forex, tiền điện tử. Nếu là 1 Trader mà bạn còn chưa biết đến mô hình này thì hãy tìm hiểu ngay nhé!


Mô hình nến Nhật đã xuất hiện và được ứng dụng tại thị trường Nhật Bản từ thế kỷ 18. Ban đầu mô hình này được ứng dụng trong việc phân tích và dự đoán giá gạo thị trường. Ngày nay nó được sử dụng trong phân tích kỹ thuật của thị trường tài chính.

Đối với các Trader hoạt động lâu trong giao dịch chứng khoán, tiền điện tử chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với mô hình đặc biệt này. Với các newbie chắc hẳn còn không ít người chưa biết nến Nhật là gì? Có mấy loại mô hình nến Nhật và cách phân tích mô hình như thế nào. Nội dung chia sẻ của ThongTinTaiChinh.Net dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất để giải đáp các câu hỏi trên!

Nguồn gốc của biểu đồ nến Nhật Bản

Biểu đồ nến Nhật hay đồ thị cây nến được phát minh ra từ thế kỷ 18 bởi Munehisa Homma – một thương nhân gạo ở Nhật Bản. Sinh ra trong gia đình có sở hữu nhiều đồn điền trồng  lúa rộng lớn, ông đã sớm nhận ra rằng mặc dù có đường dây liên kết giữa cung và cầu của thị trường gạo nhưng thị trường lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cảm xúc của các thương nhân.

Nhận ra sự khác biệt giữa giá trị và giá gạo, ông lập luận rằng dựa trên sự phân tích tâm lý thị trường có thể dự đoán được hướng đi của giá gạo. Điều này có sự tương đồng rất lớn với cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ ngày nay.

Từ đó, Munehisa Homma đã phát minh ra mô hình nến Nhật hay còn có tên gọi khác là Sakata. Dựa trên sự nghiên cứu sự tác động của các nhân tố xung quanh như thời tiết, tình hình kinh tế, chính sách thuế,… Sakata biểu hiện biến động giá cả trên thị trường trong nhiều năm liền. Từ đó tìm ra được các quy luật chuyển động về giá và khắc họa thông qua đồ thị cây nến.

Thành quả đạt được khi ứng dụng đồ thị cây nến vào thực tế

Sau nhiều năm nghiên cứu, Munehisa Homma đã bắt đầu thực hiện phi vụ đầu  cơ đầu tiên có tên gọi “ba ngày mua, một ngày bán”. Trong 3 ngày liền ông chỉ cho mua gạo vào mà không hề bán ra trong khi các thông tin tốt về mùa màng được lan truyền khắp nơi. 

Tuy nhiên, đến ngày thứ 4 thị trường đã bắt đầu xuất hiện các thông tin mất mùa từ các nơi đổ về khiến cho giá lúa gạo tăng mà các thương nhân không có để bán. Chính vì vậy, tất cả đều phải đổ dồn vào mua của Munehisa Homma. 

Với sản lượng lớn thu mua trong suốt 3 ngày cùng mức giá rất có lợi, chỉ sau 4 ngày Munehisa Homma đã có thể trở thành người giàu nhất Nhật Bản. Không chỉ vậy mà ông còn nắm quyền kiểm soát toàn bộ thị trường gạo lúc bấy giờ. 

Sau đó Munehisa Homma đã làm cố vấn tài chính cho Đức Vua và liên tục giành thắng lợi trong 100 vụ đầu cơ liên tục. Chỉnh bởi những thành công rực rỡ này mà ông đã được mệnh danh là “Chúa tể thị trường”.

Mặc dù mang lại rất nhiều thành tựu to lớn, thế nhưng 200 năm sai mô hình nến Nhật mới được giới thiệu rộng rãi đến các nước phương Tây trên thế giới thông qua cuốn sách “Kỹ thuật biểu đồ nến Nhật” của Steve Nison.

Đặc điểm của mô hình nến Nhật

Đồ thị cây nến mô tả sự chuyển động về giá của một chứng khoán, phái sinh tài chính hay một loại tiền tệ nào đó. Mỗi thanh nến lại cho thấy sự chuyển biến của giá trong một ngày. 

Có 2 loại nến mô tả xu hướng biến đổi của giá là: Nến tăng giá và nến giảm giá. 

  • Nến tăng giá – Bullish Candle Stick thể hiện giá tăng lên trong một phiên giao dịch. Giá mở cửa sẽ thấp hơn giá đóng cửa, được mô tả bởi thân nến màu xanh hoặc mà trắng.
  • Nến giảm giá – Bearish Candle Stick thể hiện giá giảm xuống trong một phiên giao dịch. Giá mở cửa sẽ cao hơn giá đóng cửa. Thân nên được có màu đỏ hoặc trắng.
Mô hình nến Nhật thể hiện xu hướng biến đổi của giá của một chứng khoán, phái sinh hay tiền tệ
Mô hình nến Nhật thể hiện xu hướng biến đổi giá của một chứng khoán, phái sinh hay tiền tệ

Cấu tạo

Nến Nhật được cấu tạo bởi 3 bộ phận chính: 

  • Thân nến – Real Body cho thấy được khoảng cách hay sự chênh lệch giữa giá đóng và mở cửa. 
  • Bóng nến trên – Upper Shadow còn được gọi là râu nến trên. Đây là bộ phận nằm ngoài phía trên của thân nến.
  • Bóng nến dưới – Lower Shadow còn được gọi là râu nến dưới. Đây là bộ phận nằm phía dưới của thân nến.

Mức giá biểu thị

Trong một cây nến sẽ biểu thị được 4 mức giá của một phiên giao dịch. Cụ thể: 

  • Giá mở cửa – Open là mức giá khởi đầu một phiên giao dịch của tài sản.
  • Giá đóng cửa – Close là mức giá kết thúc một phiên giao dịch.
  • Giá cao nhất là mức giá lớn nhất trong tất cả các giao dịch diễn ra trong phiên.
  • Giá thấp nhất là mức giá nhỏ nhất trong tất cả các giao dịch diễn ra trong phiên.

Các ký hiệu về thời gian trong biểu đồ nến Nhật

Đồ thị cây nến được tạo nên bởi nhiều nến, mỗi nến sẽ biểu thị cho một khung thời gian riêng. Dưới đây là 9 khung thời gian phổ biến nhất cần biết để phân tích đồ thị cây nến;

  • 1 phút (M1)
  • 5 phút (M5)
  • 15 phút (M15)
  • 30 phút (M30)
  • 1 giờ (H1)
  • 4 giờ (H4)
  • Ngày (D1)
  • Tuần (W1)
  • Tháng (M1)

Ví dụ: Bạn đang xem biểu đồ H1 tức biểu đồ 1 giờ thì cứ 1 giờ sẽ sẽ có thêm 1 cây nên được tạo thành trên biểu đồ. 

Nếu bạn xem biểu đồ M15, thì trong 1 giờ sẽ có đến 4 cây nến được hiển thị.  

Các loại mô hình nến Nhật thường gặp nhất trên đồ thị

Trong mô hình nến Nhật có rất nhiều loại nến khác nhau với những ưu nhược điểm riêng. Dưới đây là một số loại nến thường gặp nhất trên đồ thị cây nến.

Nến trung lập

Loại nến đầu tiên trong đồ thị nến được nhắc đến là nến trung lập. Trong dạng nến này có các loại nến con sau:

Spinning Top – Con xoay

Đặc điểm nhận biết: Thân nến nhỏ, cả bóng nến trên và dưới đều dài.

Ý nghĩa: Thể hiện sự biến động lớn về giá trên thị trường, áp lực giành quyền kiểm soát giữa phe mua và phe bán cao nhưng đến cuối cùng không có phe nào là người chiến thắng rõ ràng.

Marubozu

Đặc điểm nhận biết: Thân nến lớn, không có bóng nến

Ý nghĩa: Khi nến Marubozu tăng, phe mua sẽ kiểm soát được toàn bộ phiên giao dịch từ đầu đến cuối. Khi nến Marubozu giảm, phe bán sẽ kiểm soát được toàn bộ phiên giao dịch từ đầu đến cuối. 

Doji

Đặc điểm nhận biết: Giá mở cửa trùng hoặc rất gần với giá đóng cửa.

Ý nghĩa: Thể hiện sự cân bằng giữa cả phe mua và phe bán. Không có bên nào giành toàn quyền kiểm soát trong giao dịch.

Tuy nhiên nến Doji có đến 3 biến thể với ý nghĩa khác nhau:

  • Dragonfly Doji (nến Doji Chuồn Chuồn): Có giá mở cửa và đóng cửa cùng là mức giá cao nhất trong phiên. Loại nến Doji này cho thấy phe mua từ chối giá thấp hơn khi tăng áp lực mua vào cho đến thời điểm cuối phiên giao dịch. Phe mua có lợi thế lớn hơn trong phiên giao dịch sau.
  • Gravestone Doji (nến Doji bia mộ): Có giá mở cửa và đóng cửa cùng là giá cao nhất trong phiên. Nó cho thấy phe bán từ chối giá cao hơn khi tăng áp lực bán ra cho đến thời điểm cuối phiên giao dịch. Phe bán đang có lợi thế lớn hơn khi bước qua phiên giao dịch sau.
  • Long-legged Doji (nến Doji chân dài): Có hai bóng nến trên và dưới khá dài và ngang bằng nhau. Nến Doji chân dài cho thấy hai bên mua và bán đang cạnh tranh gay gắt nhưng bất phân thắng bại. Mô hình nến Dọii chân dài cảnh báo rằng giá có thể sẽ biến động mạnh trong tương lai gần.

Mô hình 1 nến

Mô hình nến Hammer (Cây Búa)

Đặc điểm nhận biết: Bóng nến trên rất nhỏ hoặc gần như không có, phần đuôi nến dài gấp 2-3 lần phần thân. Màu sắc của nến trong mô hình này không quan trọng.

Ý nghĩa: Hammer là một mô hình đảo chiều tăng. Khi giá giảm, mô hình nến cây búa sẽ cho tín hiệu rằng đáy của nó đang khá gần và giá có thể tăng trở lại. Bóng nến dưới dài cho thấy dù phe bán đã đẩy giá xuống nhưng phe mua đã có thể chống lại áp lực này để đẩy giá lên. Chính vì vậy, giá mở cửa vẫn gần với giá đóng cửa.

Mô hình nến Hanging Man ( Người Treo Cổ)

Đặc điểm nhận biết: Tương tự với mô hình nến Hammer. Nhưng nếu thân nến màu đen (nến giảm) thì khả năng giảm mạnh sẽ mạnh hơn so với thân trắng (nến tăng).

Ý nghĩa:Hanging Man  là mô hình nến đảo chiều giảm. Nó xuất hiện xuất hiện ở đỉnh của xu hướng tăng hoặc ở vùng có kháng cự mạnh. Mô hình Hanging Man xuất hiện khi giá đang tăng cho thấy số phe bán bắt đầu hoạt động hơn phe mua. Bóng dài cho thấy mức độ đẩy giá lên trở lại của phe mua không mạnh bằng mức độ đẩy giá xuống của phe bán trong phiên giao dịch. 

Mô hình 2 nến

Mô hình nến Nhấn chìm – Engulfing

Đặc điểm: Khi có một cây nến giảm xuống, ngay sau đó sẽ có một cây nến khác tăng rất lớn. Cây nến tăng xuất hiện sau “nhấn chìm” hoàn toàn cây nến giảm phía trước

Ý nghĩa: Cho thấy phe mua đã quyết định đẩy giá mạnh lên sau một giai đoạn giảm giá hoặc đi ngang.

Mô hình đỉnh đôi Tweezer Top và đáy đôi Tweezer Bottom

Đặc điểm: Bóng của hai cây nến trong hai mô hình này bằng nhau. Với mô hình đỉnh đôi thì đỉnh trên bằng nhau. Còn với mô hình đáy đôi thì bóng dưới bằng nhau.

Cây nến đầu tiên trong mô hình này thuận theo hướng của xu hướng giá đang đi. Nếu giá đang tăng thì đây sẽ là cây nến tăng.

Cây nến tiếp theo sẽ ngược hướng với xu hướng giá. Nếu giá đang tăng thì đây sẽ là cây nến giảm.

Mô hình đỉnh đôi Tweezer Top và đáy đôi Tweezer Bottom
Mô hình đỉnh đôi Tweezer Top và đáy đôi Tweezer Bottom

Mô hình 3 nến

Mô hình Evening Stars – Morning Stars

Mô hình Evening Stars (sao buổi chiều) và Morning Stars (sao buổi sáng) là mô hình cụm 3 nến thường gặp tại điểm kết thúc của một xu hướng. Đó là những mô hình đảo chiều có các đặc điểm:

  • Cây nến đầu là cây nến tăng do xu hướng hiện tại đang tăng.
  • Cây nến thức hai có thể là nến tăng hoặc giảm. Thân của cây nến này khá nhỉ và nó cho thấy thị trường có thể đang do dự.
  • Cây nến thứ  là câu nến giảm thể hiện sự đảo chiều xu hướng. Giá đóng cửa của cây nến thức 3 nằm dưới điểm giữa của cây nến tăng đầu tiên.
Mô hình Evening Stars (Sao Buổi chiều) – Morning Stars (Sao Buổi Sáng)
Mô hình Evening Stars (Sao Buổi chiều) – Morning Stars (Sao Buổi Sáng)

Mô hình nến Nhật Three White Soldier

Three White Soldier bao gồm 3 nến tăng trong một xu hướng giảm. Mô hình Three White Soldier cho tín hiệu rằng sự đảo chiều đã xảy ra. Đây là một trong những mô hình mạnh, đặc biệt là nếu nó xuất hiện sau một xu hướng giảm dài và một đợt đi ngang ngắn. Mô hình này gồm 3 nến tăng trong một xu hướng giảm.

  • Cây nến thứ nhất được xem là cây nến đảo chiều thể hiện xu hướng giảm hoặc giai đoạn đi ngang đã kết thúc. 
  • Cây nến thứ hai có thân nến lớn hơn cây nến đầu những gần như không có bóng nến trên. Giá đóng cửa của cây nến này sẽ gần bằng với mức giá cao nhất của chính nó.
  • Cây nến thứ 3 gần như có cùng kích thước với cây nến thứ 2, bóng nến nhỏ hoặc gần như không có. 

Mô hình Three Black Crows

Đặc điểm của 3 cây nến trong mô hình Three Black Crows giống với với mô hình Three White Solder. Tuy nhiên mô hình này bao gồm 3 nến giảm trong một xu hướng tăng, đối lập với Three White Solder.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về khái niệm nến Nhật và các mô hình nến Nhật phổ biến nhất. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để đầu tư hiệu quả và gặt hái được nhiều thanh công hơn!

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (2 bình chọn)
Chia sẻ:

Bài viết liên quan