Chỉ số P/B là 1 chỉ số tài chính quan trọng dùng để so sánh giá của cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Để hiểu rõ P/B là gì, ý nghĩa và cách tính hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Với những ai đã và đang tham gia vào thị trường chứng khoán, P/B là chỉ số đã quá đỗi quen thuộc. Tuy nhiên, với những người mới tham gia, chỉ số này vẫn còn khá lạ lẫm và phức tạp. Để đầu tư sinh lời hiệu quả, bạn cần hiểu rõ các chỉ số trong chứng khoán. Thông qua những chỉ số này, bạn dễ dàng phân tích và dự đoán được sự tăng trưởng của cổ phiếu đó trong tương lai.
Vậy, chỉ số P/B là gì? Ý nghĩa và cách tính như thế nào? Các bạn hãy cùng Thông Tin Tài Chính tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Chỉ số P/B là gì?
Chỉ số P/B (hay tỷ số P/B) là viết tắt của cụm từ Price to Book ratio trong tiếng Anh. Đây là chỉ số quan trọng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như: tài chính, ngân hàng, chứng khoán…Trong chứng khoán, P/B dùng để đánh giá mối liên hệ giữa giá trị thực tế của một cổ phiếu hiện tại với giá trị được ghi trên sổ của cổ phiếu đó.
Giống như P/E, P/B cũng là phương pháp định giá cổ phiếu mang tính tương đối. Nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số P/B để phán đoán xem cổ phiếu đó có đang được định giá thấp/cao hơn so với giá trị thực không. Điều này giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định mua bán đúng đắn, giảm rủi ro, tăng lợi nhuận.
Đối với doanh nghiệp, chỉ số P/B tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: tốc độ tăng trưởng, doanh thu, lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh, ngành nghề kinh doanh, lạm phát, GDP…Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự thay đổi của giá cổ phiếu.
Ưu và nhược điểm của chỉ số P/B
P/B là chỉ số được nhiều nhà đầu tư sử dụng để phân tích cổ phiếu. Dưới đây là những ưu, nhược điểm mà chỉ số này mang lại.
Ưu điểm:
- Chỉ số P/B luôn dương có thể dùng để định giá các doanh nghiệp đang thua lỗ.
- Mức độ ổn định của chỉ số P/B tốt hơn chỉ số EPS. Khi gặp biến động, khả năng quan sát và đánh giá EPS khá khó. Trong khi đó, P/B lại dễ, khả năng phán đoán chính xác.
- Chỉ số P/B dùng để phân tích, đánh giá các doanh nghiệp có khối tài sản lớn như ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, …
Nhược điểm:
- P/B chỉ dựa trên các tài sản hữu hình, các loại tài sản như thương hiệu, tài sản trí tuệ… không được ghi nhận. Điều này khiến nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc phân tích lợi nhuận ròng gia tăng.
- Giá trị ghi trên sổ của loại cổ phiếu nhất định, không phản ánh được giá trị hiện tại của cổ phiếu đó. Do đó, nhà đầu tư nên kết hợp P/B với các phương pháp phân tích khác để đưa ra kết luận chính xác.
- Chỉ số P/B có thể “ảo” bởi nhiều nguyên nhân khác như kế toán có sản phẩm, tài sản ảo.
- Với công ty đang tăng trưởng, P/B không mang lại phán đoán chính xác.
Ý nghĩa của chỉ số P/B
Chỉ số P/B có những ý nghĩa nhất định, cụ thể như sau:
P/B trong chứng khoán nói chung
P/B định giá ngay cả những công ty thua lỗ, có tính ổn định, phù hợp để định giá doanh nghiệp có tính thanh khoản cao như: ngân hàng, bảo hiểm…Tuy nhiên, P/B chỉ xem xét đến giá trị tài sản hữu hình, bỏ qua tài sản vô hình…
P/B đối với doanh nghiệp
Chỉ số P/B góp phần phản ảnh hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- P/B càng cao thì càng thể hiện những dấu hiệu tích cực, là cơ hội để mở rộng kinh doanh.
- P/B thấp, doanh nghiệp cần xem xét lại chiến lược để tìm ra lỗ hổng và khắc phục kịp thời, hạn chế tối đa rủi ro.
- P/B cho doanh nghiệp biết nhà đầu tư chấp nhận bỏ ra khoản vốn gấp bao nhiêu lần so với giá trị sổ sách.
P/B đối với nhà đầu tư
Chỉ số P/B là một công cụ giúp nhà đầu tư có thể định giá cổ phiếu. Từ đó thấy được tiềm năng của doanh nghiệp cũng như cơ hội đầu tư.
- Khi P/B cao: Kỳ vọng và khả năng phát triển của doanh nghiệp lớn. Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu để hưởng lợi nhuận trong tương lai.
- Khi P/B thấp: Doanh nghiệp đang kinh doanh không mấy hiệu quả. Nhà đầu tư cần phân tích lý do P/B thấp để đưa ra quyết định tích lũy cổ phiếu giá rẻ hay không.
Công thức tính chỉ số P/B
Để tính được chỉ số P/B các bạn hãy dựa vào công thức tính sau đây:
P/B = Giá Cổ phiếu trên thị trường / Giá cổ phiếu trên sổ sách
Trong đó:
- Giá thị trường của cổ phiếu (Price): Là giá đóng phiên giao dịch của cổ phiếu đó tại thời điểm phân tích.
- Giá trị ghi sổ của cổ phiếu (Book value per Share): Là giá của cổ phiếu được ghi lại trong sổ sách tài chính tại thời điểm phân tích.
Ví dụ: Giá cổ phiếu của Tân Hiệp Phát là 100.000 đồng, giá trên sổ sách là 20.000 đồng. Áp dụng công thức trên, chỉ số P/b được tính như sau: P/b = 100.000 / 20.000 = 5.
Thông qua chỉ số này có thể thấy, doanh nghiệp đang kinh doanh và phát triển rất tốt ở hiện tại cũng như tương lai. Lúc này, nhà đầu tư có thể tin tưởng vào loại cổ phiếu này, sẵn sàng bỏ ra số tiền gấp 5 lần giá trị ghi trên sổ để mua.
Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt?
Không có một con số nào để xác định chỉ số P/B ở mức độ tốt hay xấu. Bởi, P/B dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như: lợi nhuận, sự tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh tế thị trường…
Tuy nhiên, theo khả năng phán đoán và phân tích của nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm. Những trường hợp sau đây được đánh giá là chỉ số P/B tốt:
- Doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng cao thì chỉ số P/B càng cao càng tốt.
- Doanh nghiệp kinh doanh thiên về chất lượng thì P/B không cần quá cao, chỉ cần trên mức một.
- Công ty như xăng dầu thì khả năng biến động thị trường lớn, P/B cao nên tránh xa.
Theo mức đánh giá chung, chỉ số P/B càng cao thì khả năng đầu tư rủi ro sẽ càng lớn. Ngược lại, P/B thấp thì mức an toàn sẽ được đảm bảo hơn. Do đó, bạn nên chọn cổ phiếu có P/B thấp để tránh rủi ro. Chỉ số P/b ở mức 0.7 – 1.5 là bình thường, có thể mua ở mức chỉ số này.
Trên đây là những thông tin liên quan đến chỉ số P/B mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết chỉ số P/B là gì, ý nghĩa và cách tính nhanh nhất để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.