Chỉ số P/E là một trong những tiêu chí giúp nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu tốt. Vậy chỉ số P/E là gì? Ý nghĩa và cách tính nhanh nhất như thế nào?
Để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn, bạn cần dựa vào việc định giá cổ phiếu. Thông qua việc định giá, bạn sẽ biết được giá trị của cổ phiếu ở hiện tại đang “đắt” hay “rẻ”. Một trong những chỉ số phân tích tài chính cơ bản giúp bạn mua được cổ phiếu tốt đó chính là P/E.
Để hiểu rõ hơn về chỉ số P/E là gì, ý nghĩa cũng như cách tính. Các bạn hãy cùng ThongTinTaiChinh.Net tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Chỉ số P/E là gì?
Chỉ số P/E được viết tắt từ cụm từ Price to Earnings Ratio. Đây là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS – Earnings per share).
P/E là một trong những chỉ số quan trọng giúp các nhà đầu tư định giá cổ phiếu. Thông qua chỉ số này, nhà đầu tư sẽ biết mình cần bỏ ra bao nhiêu để thu về một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu. Hoặc doanh nghiệp sẽ trả bao nhiêu tiền cho một cổ phiếu dựa trên lợi nhuận.
Ví dụ: Ngân hàng ACB có P/E là 8.0. Nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra 8 đồng để thu về 1 đồng lợi nhuận. Tức là sẽ mất 8 năm để hoàn vốn (với mức lợi nhuận duy trì như hiện tại).
Ưu nhược điểm của chỉ số P/E
Ưu điểm
Chỉ số P/E là một trong những công cụ được sử dụng phổ biến nhằm chọn lọc cổ phiếu. P/E được sử dụng rộng rãi bởi một số ưu điểm:
- Đơn giản, dễ dàng tính chỉ số P/E hoặc tra cứu.
- Kết hợp giữa giá trị doanh nghiệp (EPS) và tâm lý thị trường (Price).
- Được sử dụng làm thước đo tâm lý thị trường hiệu quả.
Nhược điểm
- Khi chỉ số P/E âm sẽ không có giá trị đánh giá cổ phiếu.
- Chất lượng của P/E bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Giá cổ phiếu có thể sai lệch khi thị trường bất ổn. Đặc biệt là khi doanh nghiệp cố tình điều chỉnh lợi nhuận tăng/giảm đột biến.
Công thức tính chỉ số P/E chính xác
Để tính chỉ số P/E bạn có thể dựa vào công thức sau đây:
P/E = Thị giá cổ phiếu (Price)/Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)
Trong đó:
- Price: Là giá cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường chứng khoán.
- EPS: Là phần lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đang lưu hành.
Lưu ý: Để đảm bảo tính động nhất, các con số phải lấy trong cùng một thời kỳ.
Tham khảo công thức tính EPS:
EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi) / Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành trên thị trường)
Ví dụ: Cổ phiếu của công ty A có giá 100.000 đồng. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu AA (EPS) của công ty AA là 10.000 đồng. Như vậy, áp dụng theo công thức trên, chỉ số P/E = 100.000/ 10.000 = 10.
Ý nghĩa chỉ số P/E trong chứng khoán
P/E cao
Chỉ số P/E cao thể hiện kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư về việc cổ phiếu sẽ tăng trong tương lai. Do đó, họ sẵn sàng bỏ số tiền lớn cho một đồng lợi nhuận từ doanh nghiệp.
Ví dụ: Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) luôn duy trì P/E ở mức cao. Mức P/E cao này nhờ sự tăng trưởng ổn định của giá cả của thị trường và EPS. Điều này cho thấy, giá cổ phiếu VNM liên tục tăng kể từ khi niêm yết.
Ngược lại, giá cổ phiếu tăng quá nhanh so với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận khiến P/E bị đẩy lên cao. Điều này chứng tỏ giá cổ phiếu đã bị thổi phồng quá mức.
Một số nguyên nhân khiến P/E cao có thể kể đến như:
- Cổ phiếu đang bị định giá cao.
- Triển vọng về việc kinh doanh tăng trưởng trong tương lai.
- Lợi nhuận ít nhưng chỉ mang tính tạm thời.
- Doanh nghiệp đang ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh.
- Giá thị trường tăng nhanh so với mức tăng lợi nhuận.
P/E thấp
Chỉ số P/E thấp là dấu hiệu của việc cổ phiếu đang được định giá thấp so với giá trị thực. Mức EPS cao cũng khiến P/E thấp. Nếu công ty hoạt động hiệu quả thì EPS tăng, P/E giảm.
Chỉ số P/E thấp có thể vì nhiều lý do khác nhau như: Khoản lợi nhuận bất thường, diễn biến xấu từ doanh nghiệp…Tuy chỉ số P/E thấp nhưng cổ phiếu đố không coi là rẻ vì doanh nghiệp còn triển vọng trong tương lai.
P/E thấp có các khả năng sau:
- Cổ phiếu đang bị định giá thấp.
- Doanh nghiệp xuất hiện lợi nhuận đột biến .
- Doanh nghiệp có vấn đề về tài chính, kinh doanh.…
- Doanh nghiệp ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh.
P/E âm
Doanh nghiệp hoạt động thiếu hiệu quả dẫn đến tình trạng lợi nhuận âm và kéo theo EPS âm. Khi đó chỉ số P/E không còn giá trị.
Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt?
Rất khó để đánh giá chỉ số P/E như thế nào thì tốt. Bởi, chỉ số này thay đổi theo từng thời điểm, nó không có ý nghĩa khi đứng một mình. Mặt khác, dù chỉ số P/E thấp hay thì vẫn có nhiều khả năng xảy ra.
Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn khi sử dụng P/E trong việc phân tích cổ phiếu.
- So sánh chỉ số P/E với P/E toàn ngành, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp.
- So sánh P/E với chính nó trong quá khứ, điều này sẽ giúp bạn biết được tình hình của doanh nghiệp.
- Kết hợp P/E với các chỉ số khác để có cái nhìn tổng quan và chính xác.
Trên đây là những kiến thức về chỉ số P/E là gì, công thức tính chính xác nhất. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn đánh giá được thị trường để đưa ra chiến lược đầu tư hiệu quả.