ROA, ROE là gì? Cách phân tích tài chính theo ROA và ROE

Ngày đăng : 01/01/2022

ROA và ROE đều là 2 chỉ số quan trọng trong phân tích tài chính, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy, ROA ROE là gì? Cách phân tích tài chính theo ROA và ROE như thế nào?


Để có thể đánh giá được hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Nhà đầu tư phải kết hợp nhiều chỉ số với nhau để đưa ra đánh giá tổng thể, tránh mắc sai lầm. Trong đó, ROA và ROE là 2 chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra nhận xét trực quan một cách toàn diện nhất.

Tuy nhiên, ROA ROE là gì, cách phân tích tài chính theo ROA và ROE ra sao thì không phải ai cũng biết. Vì thế, trong bài viết này ThongTinTaiChinh.Net sẽ cung cấp những thông tin liên quan để bạn tham khảo.

Tìm hiểu khái niệm về ROA và ROE 

Để biết ROA ROE là gì, các bạn có thể tham khảo những khái niệm dưới đây.

ROA là gì?

ROA (Return on Assets) là viết tắt của cụm từ Return On Asset. Đây là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời trên tài sản. Thông qua việc so sánh lợi nhuận với tài sản. Doanh nghiệp sẽ đánh giá hiệu quả việc sử dụng tài sản mang vào hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. 

ROA là gì?
ROA là gì?

ROE là gì?

ROE là viết tắt của cụm từ Return On Equity. Có nghĩa là lợi nhuận trên số vốn chủ sở hữu hay lợi nhuận trên vốn của công ty, doanh nghiệp. Hay có thể hiểu đơn giản, ROE là chỉ số thể hiện số vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào tài sản. Và sẽ thu về lợi nhuận bao nhiêu.

Ý nghĩa của chỉ số ROA và ROE

Mỗi một chỉ số đều mang đến những ý nghĩa nhất định trong việc đo lường sự phát triển kinh tế của doanh nghiệp.

  • Thông qua chỉ số ROA doanh nghiệp sẽ biết được con số chính xác mà mình cần bỏ ra để đầu tư cũng như lợi nhuận ròng mang về. Chỉ số ROA càng cao thì chứng tỏ việc sử dụng vốn của doanh nghiệp càng hiệu quả. 
  • Còn thông qua chỉ số ROE, doanh nghiệp sẽ biết được số vốn sở hữu mình bỏ ra thu về bao nhiêu lợi nhuận. Và tất nhiên, chỉ số ROE càng cao thì chứng tỏ việc sử dụng vốn của doanh nghiệp càng tốt.

Công thức tính chỉ số ROA, ROE

Để có thể tính chính xác chỉ số ROA, ROE, thông thường các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ áp dụng công thức sau:

Cách tính chỉ số ROA

ROA = Lợi nhuận ròng hay lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông / Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp X 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế là sau khi đã trừ tất cả các chi phí liên quan.
  • Tổng số vốn là toàn bộ số vốn (vốn chủ sở hữu + vốn đi vay) của doanh nghiệp sử dụng để kinh doanh.

Cách tính chỉ số ROE

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu X 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế sau khi đã trừ tất cả những chi phí liên quan.
  • Vốn chủ sở hữu là do doanh nghiệp bỏ ra, không có vốn vay.

Cách phân tích tài chính theo ROA và ROE

Hầu hết các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán. Họ đều chú ý tới cổ phiếu của doanh nghiệp có ROA và ROE tăng trưởng đều đặn. Thông qua chỉ số ROA, ROE nhà đầu tư có thể đánh giá được cổ phiếu đó có tiềm năng hay không?

Khi đánh giá chỉ số ROA, ROE nhà đầu tư cần xem xét doanh nghiệp thuộc ngành kinh doanh nào? Bởi, mỗi ngành nghề sẽ có những sự khác biệt về chỉ số này. Vì thế bạn cần phân tích kỹ lưỡng ngay cả kê ROA/ROE bằng hoặc chênh lệch nhau.

Cách phân tích tài chính theo ROA và ROE
Cách phân tích tài chính theo ROA và ROE

Ví dụ: Doanh nghiệp A có tổng tài sản là 100 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 10 tỷ đồng. Doanh nghiệp B có tổng tài sản là 5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 500 triệu đồng. Mặc dù doanh nghiệp A có chỉ số ROA ngang bằng doanh nghiệp B. Nhưng, xét về quy mô tài sản, doanh nghiệp A lớn hơn rất nhiều so với doanh nghiệp B.

Bên cạnh đó, nguồn vốn của 1 doanh nghiệp sẽ bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay. Qua chỉ số ROE, nhà đầu tư có thể phân tích được lợi nhuận mà doanh nghiệp mang lại từ vốn đầu tư. Do đó, bạn cần đánh giá thêm nhiều vấn đề khác như: tỷ lệ đòn bẩy (vay nợ), sự tương quan giữa ROE với lãi suất ngân hàng…

Mối quan hệ của ROA và ROE bạn cần biết

Nếu bạn để ý thì có thể thấy rằng, ROE và ROA thường đi theo cặp với nhau.

Đòn bẩy tài chính = ROE / ROA = Tài sản / Vốn chủ sở hữu

Để phát triển lâu dài, các doanh nghiệp thường sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ hợp lý, thậm chí là rất ít. Nếu đòn bẩy tài chính cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang vay vốn nhiều từ bên ngoài sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, khi xem xét chỉ số ROA, ROE, bạn nên lưu ý đến ngành nghề mà doanh nghiệp đó hoạt động. Chẳng hạn, chỉ số ROE của các ngân hàng thường cao trong khi ROA lại thấp. Bởi, bản chất của ngành này là lấy tiền của người gửi để cho vay hoặc đầu tư. Vì vậy, ROE cao hơn ROA gấp 10 lần thì cũng không phải là điều ngạc nhiên.

Hơn nữa, trong kinh doanh:

Chỉ số ROE = Lợi nhuận biên x Vòng quay tài sản x Đòn bẩy tài chính

Để tăng chỉ số ROE doanh nghiệp phải tăng 1 trong 3 chỉ số đó là: Lợi nhuận biên, vòng quay tài sản hoặc đòn bẩy tài chính. 

Lợi nhuận biên = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu

Việc tăng lợi nhuận biên sẽ giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh, nâng cao doanh thu. Và cắt giảm chi phí đầu tư so với các doanh nghiệp khác.

Vòng quay tài sản = Doanh thu của doanh nghiệp / Tổng số tài sản

Muốn tăng chỉ số này thì doanh nghiệp buộc phải tạo ra doanh thu nhiều hơn trên tổng số tài khoản đang sở hữu. 

Đòn bẩy tài chính = Tài sản / Vốn chủ sở hữu

Doanh nghiệp muốn tăng chỉ số này chỉ còn cách vay thêm vốn bên ngoài để đầu tư. Trường hợp lãi suất thấp hơn thu nhập tính trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Thì việc vay vốn để đầu tư sẽ mang đến hiệu quả cho doanh nghiệp. 

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết ROA, ROE là gì rồi phải không?  Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã biết cách phân tích ROA, ROE của một doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư đứng đắn nhất.

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ:

Bài viết liên quan