Staking là gì? Tìm hiểu phương pháp Staking trong tiền điện tử

Ngày đăng : 01/01/2022

Staking là khái niệm còn khá xa lạ đối với nhà đầu tư mới nhưng lại vô cùng quen thuộc với những ai đang tham gia thị trường tiền điện tử. Vậy, Staking là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!


Khi tham gia vào thị trường tiền điện tử, tất cả các nhà đầu tư đều có chung mục tiêu đó là tạo ra lợi nhuận. Và để làm được điều này, thị trường tiền điện tử đã tạo ra nhiều cách thức để kiếm tiền khác nhau. Trong đó, Staking là phương pháp đang thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư.

Để hiểu rõ Staking Coin là gì, cách kiếm tiền Staking Coin như thế nào. Các bạn hãy cùng ThongTinTaiChinh.Net tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Staking là gì?

Staking là mua các đồng tiền ảo, sau đó giữ chúng nằm trong ví điện tử một thời gian nhất định. Nó giống như việc bạn gửi tiền ngân hàng và sẽ nhận được mức lãi suất cố định sau khi kết thúc kỳ hạn.

Staking là gì?
Staking là gì?

Việc giữ tiền ảo trong các ví điện tử nhằm hỗ trợ quá  trình xác thực của mạng blockchain. Staking và mạng Blockchain có liên quan mật thiết, hoạt động dựa trên cơ chế bằng chứng cổ phần (Proof of Stake). Hoặc là các biến thể của cơ chế này.

Hay có thể hiểu một cách đơn giản, bạn nắm giữ một số coin nào đó. Bạn sử dụng số Coin này để góp vào hệ thống và tham gia vào việc xác thực của mạng blockchain. Sau một thời gian nhất định, bạn sẽ được chia phần thưởng dựa trên tỷ lệ cổ phần mà mình đóng góp.

 Bạn có thể khai thác hoặc xác thực giao dịch mới cho các loại tiền điện tử tương đương với số lượng tiền bạn đã thực hiện. Càng đặt nhiều tiền ảo thì khả năng xác thực giao dịch sẽ càng cao. Điều này đồng nghĩa với việc, giữ tiền điện tử trong ví càng lâu thì số tiền nhận được cùng càng cao.

Loại tài sản có thể Staking 

Hiện nay, có nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư muốn kiếm thu nhập thụ động bằng tài sản tiền điện tử nhàn rỗi. Một số loại tiền điện tử lớn nhất cung cấp phần thưởng đặt cược ngay bây giờ có thể kể đến như:

  • Ethereum 2.0: Đây là nền tảng tiền điện tử phổ biến thứ hai trên thế giới. Đầu tư vào ETH sẽ giúp hệ thống phát triển mạnh mẽ và người xác nhận ban đầu của chúng.
  • Tezos (XTZ): Tezos ra đời vào tháng 6 năm 2018, đợt chào bán tiền xu ban đầu (ICO) lớn nhất với hơn 230 triệu đô la đầu tư. 
  • Algorand (ALGO): Thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới với chi phí thấp. Chúng sử dụng cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần (PPoS) thuần túy. Phần thưởng từ mạng này dao động từ 5 đến 15%/năm.

Ưu, nhược điểm của Staking

Staking mang trong mình những ưu, nhược điểm cụ thể sau đây:

Ưu điểm của Staking

  • Không cần phải đầu tư vào các thiết bị khai thác coin tốn kém như ASIC hoặc GPU cao cấp.
  • Tăng trưởng giá trị thiết thực, chỉ cần mua mua tiền điện tử. Sau đó khóa (giữ) chúng trong ví tiền điện tử.
  • So với Proof of Work (PoW), Proof of Stake thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, không tốn tài nguyên cho các hoạt động PoS.
  •  Staking giúp bạn dự đoán được nguồn thu nhập khi giá trị của tiền điện tử tăng lên.
  • Nhà đầu tư không cần phải có kiến thức cao siêu.

Nhược điểm của Staking

Việc giữ tiền điện tử trong ví điện tử một khoảng thời gian sẽ khiến bạn không thể bán được cho tới khi hết thời gian. Nếu lợi nhuận đang cao mà bạn không thể bán được thì sẽ gây thiệt hại về tài chính.

Cơ chế hoạt động của staking?

Để có thể hiểu được cơ chế hoạt động của Staking, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Proof of Stake. Theo đó, Proof of Stake (POS) là thuật toán đồng thuận phân tán trong Blockchain của đồng coin. Nó dùng để xác thực giao dịch, đồng bộ cuốn sổ tới toàn mạng lưới.

Cơ chế hoạt động của staking?
Cơ chế hoạt động của staking?

Mỗi Masternode sẽ có khả năng duy trì mạng lưới Blockchain của Proof of Stake bằng cách nắm giữ đủ lượng tiền điện tử đó. Số lãi mà Masternode nhận được sẽ tùy lượng coin nắm giữ. Hay nói một cách đơn giản, bạn sẽ nhận được một số coin nhất định như nhận lãi ngân hàng.

Còn Staking như đã nói ở trên, nó là hình thức người dùng nắm giữ số coin trong mạng lưới. Hệ thống sẽ tự động xác nhận dựa trên % đóng góp cổ phần để được quyền khai thác các giao dịch. Mỗi đồng coin sẽ có những quy định riêng về %.

Và Staking chính là cơ chế thúc đẩy phát triển, cac node không thể gian lận. Trường hợp 1 trong các node gian lận thì các node khác sẽ từ chối. Sau đó, node gian lận sẽ bị tước quyền hoạt động, không được nhận lãi từ hệ thống.

 Bên cạnh đó, các bạn cũng cần lưu ý, trong quá trình Staking, tuyệt đối không được rút hoặc nạp thêm. Điều này sẽ khiến phải thực hiện lại mọi thao tác từ đầu.

Những rủi ro liên quan đến Staking

Khi quyết định đầu tư một lĩnh vực nào đó, rủi ro luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Đối với Staking, rủi ro lớn nhất mà nhà đầu tư phải đối mặt có lẽ là khả năng bảo mật. Khi staking các đồng tiền điện tử, người staking phải luôn giữ máy của mình trực tuyến. 

Việc đặt tiền trong ví nóng của họ khiến địa chỉ IP của họ bị công khai. Đây có thể sẽ là mục tiêu của tin tặc, khi một máy bị xâm nhập thì tin tặc sẽ đi thẳng, đồng thời khóa riêng đang được đặt.

Ngoài ra, có một rủi ro nữa đó là là Staking Coin chỉ nhận được phần trăm lãi bằng coin. Trường hợp coin đó lao dốc mạnh thì khả năng mang về lợi nhuận thấp. Còn nếu coin đó tăng mạnh thì lãi mang về cũng khá lớn. 

Giải pháp Cold Staking

Để giải quyết triệt để những rủi ro trên chúng ta có thể Cold Staking. Thông qua hợp đồng thông minh, uỷ thác quyền hạn Staking ví cụ thể cho một Staking Node (nút staking). Nó sẽ luôn trực tuyến, cung cấp tài nguyên cho blockchain.

Bên cạnh đó, Staking Node Stakes còn thay mặt cho ví khác không thể chi tiêu bằng bất cứ cách nào. Và Particle, Startis, Navcoin chính là những dự án áp dụng thành công đầu tiên. 

Bằng cách sử dụng ví lạnh, người dùng có thể thiết lập hợp đồng, sau đó xem thu nhập thụ động. Thậm chí, họ không cần giữ máy của mình, còn tiền sẽ được bảo mật an toàn trong ví phần cứng.

Giao dịch Staking ở đâu?

Nếu bạn đang băn khoăn không biết Staking ở đâu thì có thể tham khảo một số sàn giao dịch sau đây:

  • Sở giao dịch: Nhà giao dịch có thể đa dạng hóa nguồn thu nhập và kiếm tiền từ các khoản tiền nhàn rỗi trên sàn giao dịch. 
  • Binance: Tính theo khối lượng giao dịch đây là sàn tiền kỹ thuật số lớn nhất hiện nay. Nhà đầu tư có thể tìm thấy danh sách các loại tiền điện tử Staking qua nền tảng giao dịch. Dịch vụ đặt cược staking trên sàn Binance cho Ethereum 2.0 cũng đã ra đời.
  • Coinbase: Bạn có thể thể Staking nhiều loại tiền điện tử. Ngoài đặt cược ETH 2.0, bạn có thể đặt cược Coinbase bao gồm ALGO và XTZ.

 Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc Staking là gì của nhiều người. Có thể thấy, Staking là phương pháp giúp nhà đầu tư mang về lợi nhuận với tiền điện tử. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn được đồng tiền hiệu quả và tìm hiểu về dự án một cách nghiêm túc nhé!

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ:

Bài viết liên quan