Thanh khoản là gì? Thông tin cơ bản về rủi ro thanh khoản

Ngày đăng : 01/01/2022

Thanh khoản là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến rủi ro thanh khoản? Để giải đáp những thắc mắc này các bạn, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!


Trên các kênh thời sự kinh doanh, tài chính, thanh khoản là cụm từ được nhắc đến thường xuyên. Bởi, thanh khoản là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cũng như nguồn vốn đầu tư của một doanh nghiệp. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu nói về sự ảnh hưởng của thanh khoản. Thế nhưng, thanh khoản thay đổi theo thời gian, vì thế bạn cần thường xuyên cập nhật những thông tin liên quan.

Vậy, bạn đã biết thanh khoản là gì chưa? Nguyên nhân nào dẫn đến rủi ro thanh khoản? Hãy cùng thongtintaichinh.net tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau nhé!

Thanh khoản là gì?

Thanh khoản có tên gọi Tiếng Anh là Liquidity. Có nghĩa là tính lỏng hoặc mức độ lưu động của một tài sản/sản phẩm mua vào bán ra mà không ảnh hưởng nhiều tới giá trị thị trường. Hay có thể hiểu một cách đơn giản, thanh khoản chính là khả năng đổi sản phẩm/tài sản thành tiền mặt.

Thanh khoản là gì?
Thanh khoản là gì?

Đây là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong các ngành tài chính. Theo đó, tiền được xem là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, có thể trao đổi, mua bán hàng hóa. Một số tài sản khác như máy móc, cổ phiếu, bất động sản…có tính thanh khoản thấp hơn do cần thời gian chuyển đổi thành tiền mặt.

Ý nghĩa của tính thanh khoản

Thanh khoản mang đến rất nhiều ý nghĩa có thể kể đến như:

  • Tạo ra sự linh hoạt, đảm bảo an toàn cho một tài sản nào đó trên thị trường.
  • Tài sản ngắn hạn hay lưu động thường có tính thanh khoản cao. Tức là giá cả của các loại tài sản này thường ít biến động trên thị trường.
  • Tính thanh khoản sẽ cao nếu thị trường hoạt động năng động, hiệu quả.

Xếp loại tài sản theo tính thanh khoản

Trong tài chính, tài sản ngắn hạn hoặc lưu động được sắp xếp theo tính thanh khoản từ cao đến thấp. 

  • Tiền mặt.
  • Đầu tư ngắn hạn.
  • Khoản phải thu.
  • Ứng trước ngắn hạn.
  • Hàng tồn kho.

Sở dĩ tiền mặt có tính thanh khoản cao là vì tiền được sử dụng để thanh toán các mặt hàng, lưu thông, tích trữ. Còn hàng tồn kho được xếp vào loại tài sản có tính thanh khoản thấp. Bởi vì, nó trải qua nhiều công đoạn từ phân phối, tiêu thụ, sau một thời gian mới chuyển thành tiền mặt.

Các loại thanh khoản phổ biến hiện nay

Thanh khoán chứng khoán

Chứng khoán có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt và ngược lại. Do chứng khoán có thể dễ dàng mua đi bán lại, giá cả tương đối, ít biến động. Cũng chính vì điều này mà chứng khoán thu hút được nhiều nhà đầu tư.

Rủi ro thanh khoản chứng khoán

Song, các nhà đầu tư, giới ngân hàng quan tâm tới tính thanh khoản của chứng khoán. Bởi, nó ảnh hưởng trực tiếp với khả năng bán lại, thu hồi vốn. Trường hợp không bán được hoặc bán với giá thấp hơn thì đồng nghĩa với việc nhà đầu tư phải chịu tổn thất.

Còn nếu nhà đầu tư nắm trong tay một lượng cổ phiếu nhưng không bán ra được. Việc chịu thua lỗ từng ngày sẽ là rủi ro trong thanh khoản chứng khoán.

Thanh khoản ngân hàng

Đáp ứng nhanh nhu cầu rút tiền gửi, giải ngân từ các khoản tín dụng cam kết với khách hàng. Tùy vào đặc tính mà thời gian thanh khoản sẽ ngắn hoặc dài hạn. Tuy nhiên, thanh khoản ngắn hạn đang chiếm phần lớn. Bởi, vay dài hạn thường mang tính thời điểm, chu kỳ.

Rủi ro thanh khoản ngân hàng

Rủi ro thanh khoản ngân hàng xảy ra khi bị thiếu hụt ngân quỹ. Điều này thể hiện qua 2 hình thức đó là: Thiếu dự trữ tại ngân hàng hoặc không thể huy động nguồn vốn ngay lập tức.

Vai trò của tính thanh khoản

Như đã nói ở trên, thanh khoản được xem là yếu tố quan trọng với hoạt động kinh doanh của các tài sản có thể giao dịch được. Nếu tính thanh khoản cao hơn thị trường thì sẽ mang đến nhiều lợi thế như:

  • Bảo vệ quyền lợi cho đôi bên, đảm bảo công bằng trong các giao dịch. Đặc biệt, thanh khoản có ý nghĩa với cặp tiền đang dễ mua hoặc dễ bán.
  • Ổn định thị trường do khối lượng giao dịch thị trường lớn. Rất khó để cá nhân, tổ chức có thể làm biến động thị trường. 
  • Thời gian giao dịch nhanh hơn, thời gian khớp lệnh sẽ được đảm bảo hơn. Quá trình giao dịch được diễn ra nhanh, thoải mái khi cặp tiền có khả năng biến động với nhịp độ.
  • Tăng độ chính xác cho phân tích, phán đoán kỹ thuật. Bởi, khối lượng giao dịch lớn có thể làm số lượng dữ liệu tạo ra lớn.

Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản

Một số yếu tố dẫn đến rủi ro thanh khoản đối với ngành ngân hàng có thể kể đến như:

Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản
Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản
  • Ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi, quỹ dự trữ từ cá nhân, tổ chức. Sau đó lại chuyển thành tài sản đầu tư có hạn dẫn đến tình trạng mất cân bằng về thời hạn.
  • Sự thay đổi về lãi suất, đặc biệt là lãi suất tiền gửi. Việc tăng lãi suất sẽ khiến nhiều người rút vốn ra khỏi ngân hàng để lựa chọn kênh đầu tư sinh ra lợi nhuận cao hơn. 

Những thiệt hại từ rủi ro thanh khoản

Khi ngân hàng phải chịu rủi ro thanh khoản thì thì thiệt hại gây ra sẽ như sau:

  • Phải huy động vốn trong thời gian ngắn, lãi suất cao dẫn đến khả năng cho vay thấp.
  • Sẽ phải chịu lỗ khi trả lãi suất huy động nhưng không đủ khả năng cho vay.
  • Trường hợp ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu rút tiền của người gửi thì sẽ gây ra mất niềm tin.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng tới những giao dịch tới các ngân hàng liên kết.
  • Rủi ro thanh khoản còn khiến ngân hàng không giải ngân được các khoản vay tín dụng.
  • Ngoài ra, các thiệt hại mà ngân hàng phải gánh chịu từ thanh khoản như: Lạm phát, đời sống bị ảnh hưởng, gây mất tăng trưởng kinh tế…

Cách quản lý rủi ro thanh khoản

Với các sản phẩm, chứng khoán, để quản lý rủi ro thanh khoản. Trước hết phải nghiên cứu các nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó, đánh giá một cách chính xác khả năng thanh khoản của từng sản phẩm, tài sản. 

Còn với ngân hàng thương mại, để ngừa phòng rủi ro thanh khoản, cần hạn chế các nguyên nhân gây ra tình trạng này. Thông thường sẽ là rủi ro về tín dụng, lãi suất, hối đoái.

Ngoài ra, cần nắm được những biến động, nhân tố ảnh hưởng tới thanh khoản trong quá khứ. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư có thể đưa ra biện pháp thanh khoản phù hợp. Đặc biệt, nắm được sự thay đổi của dòng tiền để có biện pháp ứng phó kịp thời.

Thêm vào đó, nên duy trì mối quan hệ với người cho vay để giảm nguy cơ phải trả nợ khi khủng hoảng. Mở rộng các nhóm khách hàng, đa dạng nguồn tài chính, làm báo cáo thanh khoản…đo lường chỉ số thanh khoản thường xuyên…Điều này giúp doanh nghiệp hạn chế được tối đa rủi ro thanh khoản.

Trên đây là những thông tin liên quan đến thanh khoản mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết thanh khoản là gì, nguyên nhân cũng như cách quản lý thanh khoản tốt nhất.

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (2 bình chọn)
Chia sẻ:

Bài viết liên quan