Thanh khoản là gì? Những điều cần biết về tính thanh khoản khi đầu tư?

Ngày đăng : 07/09/2022

Thuật ngữ thanh khoản xuất hiện thường xuyên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Để hiểu rõ thanh khoản là gì các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

 Với những ai am hiểu về lĩnh vực tài chính, ngân hàng thì chắc hẳn không còn xa lạ với thuật ngữ thanh khoản. Cũng bởi, thuật ngữ này được sử dụng một cách phổ biến trong đầu tư tài chính. Việc hiểu rõ thuật ngữ này sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng phân tích thị trường. 

Nếu bạn đang không biết tính thanh khoản là gì, nó có ý nghĩa như thế nào thì hãy cùng Thông Tin Tài Chính tìm hiểu qua bài viết sau.

Tính thanh khoản là gì?

Tính thanh khoản ( Tiếng Anh là Liquidity) là thuật ngữ dùng để chỉ mức độ lưu động (tính lỏng) của sản phẩm/tài sản được mua/bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá thị trường của tài sản đó. Hay có thể hiểu một cách đơn giản thanh khoản dùng để chỉ khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của sản phẩm/tài sản.

Tính thanh khoản là gì?
Tính thanh khoản là gì?

Tài sản có tính thanh khoản cao thường có đặc trưng là mua bán nhanh mà giá không bị chênh lệch nhiều so với số lượng giao dịch lớn. Ví dụ như tiền mặt, nó có tính thanh khoản cao nhất, có thể dùng để bán mà thị trường hầu như không thay đổi. Một số tài sản khác như bất động sản, máy móc…tính thanh khoản thấp hơn vì để đổi ra tiền mặt sẽ mất thời gian. 

Xếp loại các tài sản theo tính thanh khoản

 Dựa vào khái niệm, tính thanh khoản của các tài sản/sản phẩm sẽ được sắp xếp từ cao đến thấp như sau:

  1. Tiền mặt
  2. Đầu tư trong ngắn hạn
  3. Khoản phải thu
  4. Ứng trước ngắn hạn
  5. Hàng tồn kho

Trong đó, tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Cũng bởi, tiền mặt có thể dùng thanh toán trực tiếp, lưu trữ và lưu thông. Chứng khoán cũng có tính thanh khoản cao, còn hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp vì phải trải qua nhiều giai đoạn mới chuyển thành tiền mặt. 

Ý nghĩa của tính thanh khoản

Việc đánh giá tính thanh khoản của tài sản sẽ mang đến nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng, doanh nghiệp…Dưới đây là ý nghĩa của tính thanh khoản bạn cần nắm giữ. 

Đối với doanh nghiệp

Thể hiện tính thanh khoản của công ty từ đó bộ máy tổ chức có thể nhận thấy các vấn đề và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.

  • Doanh nghiệp có thể phát hiện ra các vấn đề tiềm ẩn để giải quyết dứt điểm.
  • Đội ngũ lãnh đạo đưa ra phương án quản trị tối ưu nguồn tài chính, tăng tính thanh khoản.  
  • Trường hợp kinh doanh gặp khó khăn, việc nhận biết tính thanh khoản giúp tiết kiệm, tạo cơ hội để phát triển.  

Đối với ngân hàng, chủ nợ và nhà đầu tư 

  • Đánh giá được tình hình thanh khoản của đơn vị tổ chức giúp nhận biết được rủi ro. Từ đó cân nhắc và đưa ra quyết định có cho vay/đầu tư không. 
  • Nếu doanh nghiệp đang nợ ngân hàng phải thanh lý để trả khoản nợ đó. Ngân hàng có thể cho vay qua hình thức thế chấp tài sản đó.  
  • Dựa vào chỉ số thanh khoản, nhà đầu sẽ xác định được có nên đầu tư vào doanh nghiệp không. 

Tìm hiểu tính thanh khoản trong chứng khoán

Đối với chứng khoán

Trong chứng khoán, tính thanh khoản thể hiện qua việc mua bán/giao dịch với giá ổn định trong thời gian ngắn. Nhà đầu tư có thể chuyển đổi từ chứng khoán thành tiền mặt hoặc ngược lại. Điều này thể hiện được sự linh hoạt và an toàn của vốn.

Rủi ro trong thanh khoản chứng khoán

Tính thanh khoản trong chứng khoán được đo lường bằng thời gian và chi phí chuyển thành tiền mặt. Nếu nhà đầu tư mất nhiều chi phí và thời gian để thu hồi vốn thì người ta gọi là rủi ro trong thanh khoản chứng khoán.

Rủi ro trong thanh khoản chứng khoán
Rủi ro trong thanh khoản chứng khoán

Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẽ phải chấp nhận mức giá thấp hơn để chuyển chứng khoản sang tiền mặt. Hoặc nhà đầu khó có thể tìm được người mua với mức giá kỳ vọng. Lúc này nhà đầu tư sẽ phải chịu một khoản lỗ nhất định. 

Nguyên nhân ảnh hưởng đến tính thanh khoản

Các chỉ số tài chính thể hiện rõ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có nhiều chỉ số phản ánh kết quả dùng vốn của doanh nghiệp như: Tỷ số P/E, chỉ số ROE, lợi nhuận,…

Cách hạn chế rủi ro 

Để hạn chế các rủi ro thanh khoản cần cân nhắc những cách sau:

  • Xem xét và đánh giá khả năng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
  • Nhận định xu hướng biến động thị trường chung và từng lĩnh vực. 
  • Có kế hoạch phân bổ nguồn lực doanh nghiệp hợp lý.

Tìm hiểu tính thanh khoản trong ngân hàng

Đối với ngân hàng

Dựa vào tính thanh khoản để đánh giá ngân hàng hoạt động tốt hay xấu. Ngân hàng đáp ứng được nhu cầu rút tiền/giải ngân nhanh chóng như đã cam kết. Thông qua đó, nhà đầu tư mới đánh giá được ngân hàng có tính thanh khoản tốt hay không.

Đặc điểm của thanh khoản ngân hàng

  • Ngân hàng không kiểm soát được hoàn toàn nhu cầu gửi/rút vốn của khách hàng. Dẫn đến tình trạng thâm hụt hay thặng dư.
  • Ngân hàng giữ lại nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản càng nhiều thì lợi nhuận sẽ càng thấp và ngược lại. 

Các chỉ tiêu đánh giá

  • Các chỉ tiêu định lượng tính toán được các tỷ lệ đối với nguồn vốn ngắn hạn, dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi… 
  • Chỉ tiêu định tính gồm mức độ tuân thủ luật pháp về tỷ lệ dư nợ cho vay, tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn… 

Một số hoạt động cung cấp thanh khoản 

Thanh khoản của ngân hàng đến từ các nguồn như sau:

  • Các khoản tiền gửi.
  • Các khoản phí của dịch vụ cung cấp.
  • Các khoản tín dụng.
  • Bán các tài sản đang sử dụng và kinh doanh.
  • Các khoản vay mượn trên thị trường tiền tệ.
  • Nhu cầu tạo ra thanh khoản từ ngân hàng

Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản ngân hàng

Theo điểm c Khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2017/TT-NHNN nêu rõ nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản ngân hàng như:

  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có khả năng thực hiện nghĩa vụ khi tới hạn. Hoặc.
  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhưng phải trả chi phí cao để thực hiện nghĩa vụ đó”

Thiệt hại từ rủi ro thanh khoản

  • Ngân hàng chạy đua huy động vốn với lãi suất cao khiến lãi suất cấp tín dụng cũng cao, khó cho vay.
  • Ngân hàng có thể bị lỗ nếu trả lãi suất huy động nhưng không cho vay được. 
  • Ngân hàng mất niềm tin từ người gửi do không đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng.
  • Ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của ngân hàng, lãi suất tiền gửi tăng lên, giảm kênh huy động vốn.
  • Hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng do lãi suất tín dụng cao khiến giá cả tăng (lạm phát tăng), giảm quy mô đầu tư.

Biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản ngân hàng

  • Thu hút nguồn vốn bằng cách sử dụng nghiệp vụ thị trường mở.
  • Dùng một số công cụ giúp tái cấp vốn.
  • Quản lý nghiêm các quy định hoạt động tín dụng từ nhà nước.
  • Cơ cấu nguồn vốn vay, huy động hợp lý giữa trung và ngắn hạn.
  • Duy trì ổn định tỷ lệ tiền gửi ngân hàng và tiền mặt dự trữ.
  • Quản lý chặt chẽ các rủi ro thanh khoản.

Công thức tính thanh khoản

Để tính thanh khoản, các bạn có thể tham khảo công thức sau:

  1. Tỷ số thanh khoản hiện thời 

Là khả năng thanh toán nợ đến hạn, hệ số thanh toán vốn lưu động

Tỷ số thanh khoản hiện thời = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn.

  • Tỷ số thanh khoản hiện thời nhỏ hơn 1 là khả năng trả nợ yếu, có nguy cơ phá sản. 
  • Tỷ số thanh khoản hiện thời lớn hơn 1 là doanh nghiệp có khả năng cao thanh toán các khoản nợ đến hạn.
  1. Tỷ số thanh khoản nhanh

 Là tỷ số mà doanh nghiệp có thể thanh toán không cần xử lý hàng tồn kho.

Tỷ số thanh khoản nhanh = (Tài sản lưu động – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn.

  • Tỷ số thanh khoản nhanh nhỏ hơn 0,5 có nghĩa doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chi trả, tính thanh khoản thấp.
  • Tỷ số thanh khoản nhanh trong khoản 0,5 – 1 có nghĩa doanh nghiệp có thể thanh toán tốt, tính thanh khoản cao.
  1. Tỷ số khả năng thanh toán tức thời

Là tỷ số thanh toán bằng tiền mặt.

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền/Nợ ngắn hạn.

Vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, đầu tư chứng khoán ngắn hạn…) có thể chuyển thành tiền mặt trong 3 tháng mà không gặp rủi ro lớn. 

Trên đây là những thông tin về tính thanh khoản mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu tính thanh khoản là gì, ý nghĩa cũng như công thức tính để sử dụng hợp lý trong việc phân tích đầu tư. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ:

Bài viết liên quan